Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kền kền băng gan
Tên Latin: Gyps bengalensis
Họ: Ưng Accipitridae
Bộ: Cắt Falconiformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Craig Robson  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KỀN KỀN BEN GAN

KỀN KỀN BEN GAN

Gyps bengalensis (Gmelin, 1788)

Vultur bengalensis Gmelin, 1788.

Họ: Ưng Accipitridae

Bộ: Cắt Falconiformes

Đặc điểm nhận dạng:

Chim cỡ lớn có kích thước 75 - 85cm. Nhìn chung bộ lông có màu đen và vòng cổ màu trắng. Mỏ màu bạc. Chim non có màu nâu tối, và vằn trắng dễ dàng nhìn thấy ở phía dưới cơ thể (xem hình vẽ).

Sinh học, sinh thái:

Kền kền ben gan thường gặp trong các sinh cảnh khác nhau, vùng núi và đồng bằng, ít khi gặp trên các vùng núi cao. Chúng thường đậu trên các cây gỗ lớn, ở những chỗ tương đối trống trải. Ăn xác chết. Tại Ấn Độ gặp chúng ăn xác chết người và gia súc. Chúng thường tụ tập thành đàn nhỏ. Làm tổ theo tập đoàn nhưng không lớn, trên cây cao, thường gặp chúng làm tổ ở những nơi gần làng bản .

Phân bố:

Trong nước: Nam Trung Bộ (các tỉnh vùng Tây Nguyên) và Nam Bộ

Thế giới: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét, Nêpan, Butan, Apganixtan, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Cămpuchia và Malaixia.

Giá trị:

Loài quý hiếm ở Việt Nam. Chim ăn thịt nói chung và Kền kền ben gan nói riêng giữ vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái tự nhiên.

Tình trạng:

Bị đe doạ trong phạm vi khu vực và thế giới. Trước đây ở Việt Nam đã gặp ở một số nơi thuộc Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ , trong các năm 1997 và 1998 đã quan sát được ở Đắk Lắk (38, 70). Kền kền ben gan phổ biến trong vùng phân bố thế giới, nhưng vào đầu thế kỉ 20 chúng đã bị suy giảm ở phần lớn các nước  Châu Á.

Phân hạng: CR A1a,c,d C2aD.

Biện pháp bảo vệ:

Phụ lục II trong các công ước quốc tế CITES và CMS. Nhóm chuyên gia nghiên cứu bảo vệ giống Kền kền  Châu Á đã thành lập và cần xúc tiến kế hoạch hành động của mình, phối hợp các nước tổ chức điều tra, nghiên cứu về sinh thái, tỷ lệ tử vong và các yêu cầu khác về bảo tồn. Trên thế giới hiện nay đã có một số khu bảo tồn có thể góp phần bảo vệ sự diệt vong của chúng. Các vùng rừng ở Tây Nguyên tiếp giáp với Cămpuchia được khôi phục và bảo vệ tốt sẽ góp phần quan trọng cho bảo tồn các loài chim ăn thịt cỡ lớn như Kền kền ở nước ta.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kền kền băng gan

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này