Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Vượn đen má hung
Tên Latin: Nomascus leucogenys siki
Họ: Vượn Hylobatidae
Bộ: Linh trưởng Primates 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    VƯỢN ĐEN MÁ HUNG

VƯỢN ĐEN MÁ HUNG

Nomascus leucogenys siki (Delacour, 1951)

Hylobates concolor siki Delacour, 1951

Họ: Vượn Hylobatidae

Bộ: Linh trưởng Primates

Đặc điểm nhận dạng:

Thân hình thon nhẹ, chân tay dài. Con đực có màu đen toàn thân, hai má lông màu trắng nối nhau bằng vệt trắng dưới cằm. Con cái lông màu vàng xẫm, lồng quanh mặt tủa ngang, đỉnh đầu màu xám hoặc tua đen. Vượn con cả đực và cái đều có lông màu vàng nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Kiếm ăn trên cây cao. Thức ăn là quả, hạt, lá, chồi cây, côn trùng, trứng chim, chim non trông tổ. Sinh sản của phân loài này cũng tương tự như của phân loài Vượn đen má trắng. Tuổi thành thục vào lúc 8 - 9 tuổi. thời gian có chửa 200 - 214 ngày, mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. Sống trong rừng già trên đỉnh núi cao, thường là núi đá. Sống thành từng đàn từ 3 - 7 con như một gia đình. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào buổi sáng và chiều di chuyển nhẹ nhàng nhanh nhẹn trên cây, ít khi xuống mặt đất.

Phân bố:

Trong nước: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Thế giới: Lào.

Giá trị:

Là đối tượng nghiên cứu khoa học, tìm hiểu các tập tính sinh thái loài phục vụ cho công tác nuôi làm cảnh trong các vườn thú.

Tình trạng:

Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh Miền Trung Việt Nam trên diện tích ước tính khoảng >5.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây, tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng >5. Nguyên nhân biến đổi có thể là: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.

Phân hạng: EN A1c,d C2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ). Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của chính phủ về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bị đe doạ nói riêng.

Hiện nay loài này cũng được bảo vệ trong các khu bảo tồn như: Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Khe Nét (Quảng Bình, Đắk Rông (Quảng Trị), Phong Điền và Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế). Ngoài ra còn một số khu rừng thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cũng đang được bảo vệ và tiến tới thành lập khu bảo tồn để bảo vệ loài vượn quí hiếm này.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Vượn đen má hung

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này