Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn chân ngón phú quốc
Tên Latin: Cyrtodactylus phuquocensis
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Lê khắc Quyết  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẰN LẰN CHÂN NGÓN PHÚ QUỐC

THẰN LẰN CHÂN NGÓN PHÚ QUỐC

Cyrtodactylus phuquocensis Tri, Grismer & Grismer, 2010

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squama

Đặc điểm nhận dạng:

Con đực, chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 88.9 mm. Đầu khá dài, hơi hẹp, hóp, phân biệt với cổ. Vùng trước mắt và gian mắt lồi. Khoé mắt không lồi. Vùng trán mũi lõm. Mõm thon dài, nhọn, dài hơn đường kính mắt. Vảy trên mõm và trán nhỏ, tròn, nổi hột, đồng nhất. Vảy trên mõm lớn hơn trên chẩm. Mắt lớn, đồng tử dọc có viền răng cưa khi nhắm lại. Mí mắt trên ngắn, có gai hình nón phía sau. Màng nhĩ hình bầu dục, nhỏ. Khoảng cách mắt đến màng nhĩ nhỏ hơn đường kính mắt. Vảy mõm phân chia không hoàn thiện ở mặt lưng bởi một rãnh cạn ngang. Hai vảy trên mũi nở rộng nối với hai vảy trên giữa gian mũi cùng kích thước và tất cả nối với những vảy mõm nhỏ hơn ở phia sau. Lỗ mũi hình bầu dục được bao quanh bởi vảy mõm phía trước, vảy môi trên đầu tiên phía sau, vảy mũi trên phía lưng, hai vảy mũi nở rộng/ 2 - 4 hàng vảy nhỏ tách biệt với mắt bởi những vảy môi trên. Vảy cằm hình tam giác, rộng (2.7 mm) hơn sâu (2.2 mm). Một cặp vảy sau cằm nở rộng nối rộng giữa, bao quanh phía trước mặt bên bởi vảy môi dưới đầu tiên và phần của vảy môi dưới thứ hai, theo sau phía sau mặt bên là sáu vảy chót cằm nở rộng. 8 (trái, phải) vảy môi trên đến vị trí giữa mắt. Vảy môi trên nở rộng đến góc hàm 11 (phải) 9 (trái). Vảy môi dưới 9 (phải) 7 (trái). 20 hàng vảy gian mắt qua điểm hẹp nhất vùng trán. 19 vảy giữa mắt và mũi. Thân mảnh, thon dài, có nếp bụng bên. Vảy lưng nổi hột đến hình nón. Nốt sần có gờ yếu hình nón rải rác đều đặn từ vùng trán đến đáy đuôi. Gần 18 hàng không đều những nốt sần giữa thân. Những nốt nhỏ nhất trên hông và vùng trán. 22 nốt sần bên xương sống. Vảy bụng lớn hơn vảy lưng, mượt, tròn, gần xếp lợp, lớn nhất phần sau. 46 hàng vảy bụng giữa những nếp bên bụng. Vùng họng có vảy mượt, đồng nhất. Không có rãnh trước huyệt. Vùng trước huyệt có bốn vảy nở rộng giữa và sáu vảy nở rộng nhỏ, bao quanh phía trước bởi 8 vảy nở rộng sinh lỗ. Những vảy nở rộng khác nằm ở phía trước vảy sinh lỗ. 11 (phải) 10 (trái) vảy đùi nở rộng mượt nối với vảy nở rộng của vùng trước huyệt. Vảy trên chân trước và sau nổi hột. Chân sau có nốt sần trên mặt lưng đến đầu gối. 4 - 6 vảy nở rộng xếp thành một hàng của mỗi gót. Chân trước và chân sau mảnh. Ngón chân gần như mảnh, lồi mạnh ở khớp giữa các đốt ngón dưới đáy, tất cả đều có móng vuốt cong.

Màng da dưới ngón rộng bằng chiều rộng của ngón, thiếu một giác bám, công thức màng da dưới ngón chân trước 7 - 7 - 9 - 8 - 8, chân sau 9 - 10 - 9 - 7 - 7. Công thức màng da hẹp ngoại biên đến chỗ cong và không bao gồm vảy móng vuốt 8 - 8 - 11 - 10 - 9 ở chân trước, 10 - 10 - 10 - 10 - 8 ở chân sau. 1 - 3 hàng hột nhỏ không da giữa dãy màng da ngoại biên và đáy. Màng bơi giữa ngón xuất hiện nhưng phát triển yếu. Công thức màng bơi ở bàn chân trước: IV(6.3)> II(5.9)> III(5.8)> V(5.5)> I(4.3), chân sau : II(8.0)> I(7.8)> III(7.4)> IV(6.2)>V(4.1). Đuôi gốc dài, phân đốt, hình trụ, nhọn chót ở phần tái sinh. Sáu nốt sần hình nón ở mỗi bên. Các đốt của 2/3 gốc đuôi có 8 hoặc 9 hàng vảy. Phần phía trước đuôi có tám hàng dọc nốt sần hình nón nhỏ hơn chạy từ thân ra phía sau. Vảy dưới đuôi mượt, tròn, gấp xếp lợp. 75 vảy dưới đuôi liền kề, trải rộng ở giữa hầu hết mặt đuôi, ba cái đầu tiên trong số đó rẽ xiên. Vảy mặt lưng của đuôi phẳng, tròn, hình lục giác hoặc năm cạnh, xếp liền kề. Trong tự nhiên: Đầu màu nâu. Vòng mắt màu vàng. Vạch gáy màu nâu đậm rộng, phía trước và sau được bao viền bởi nốt sần màu trắng. Theo sau là 5 vằn thân màu nâu lớn trải rộng đến thắt đuôi và bao quanh trước và sau bởi nốt sần vàng, hai vằn phía sau không có viền nốt sần. Năm khoanh xen giữa vằn trên thân màu sáng hơn. Cùng màu với đầu. Bảy vằn đuôi thâm màu ở gốc đuôi xen kẽ với trắng bụi. Phần tái sinh của đuôi màu nâu đậm. Chân màu nâu vàng. Thường một màu. Phần bụng màu trắng hồng. Mặt dưới của chân và đuôi màu tối hơn.

Loài Cyrtodactylus phuquocensis khác các loài cùng Giống Cyrtodactylus khác ở những đặc điểm sau:

Khác với loài Cyrtodactylus intermedius bởi kích thước lớn hơn (dài thân 80.0 - 81.8 mm so với 68.3 - 85.1 mm); có ít lỗ trước huyệt hơn (7 - 9 so với 8 - 10), ít số hàng nốt sần lưng hơn (16 - 18 so với 18 - 22), ít nốt sần bên xương sống hơn (25 hoặc 26 so với 26 - 32), ít vảy bụng hơn scales (38 - 43 so với 42 - 46), ít màng da dưới ngón thứ tư chân sau hơn (15 - 18 so với 21), nhiều vảy trên gian mũi hơn (2 - 5 so với 1), nhiều nốt sần sau huyệt hơn (3 - 4 so với 1 - 2), xuất hiện nốt sần ở 61 - 75% đuôi so với chỉ 25% đuôi, Các vảy nở rộng trước huyệt và vảy đùi nở rộng nối với nhau so với sự tách biệt của hai loại vảy này. Vằn trên lưng nẹp so với rộng.

Khác với loài Cyrtodactylus badenensis, Cyrtodactylus cattienensis, Cyrtodactylus chauquangensis, Cyrtodactylus condorensis, Cyrtodactylus caovansungi, Cyrtodactylus cryptus, Cyrtodactylus eisenmanae, Cyrtodactylus grismeri, Cyrtodactylus hontreensis, Cyrtodactylus huynhi, Cyrtodactylus irregularis, Cyrtodactylus nigriocularis, Cyrtodactylus paradoxus, Cyrtodactylus phongnhakebangensis, Cyrtodactylus pseudoquadrivirgatus, Cyrtodactylus takouensis Cyrtodactylus ziegleri bởi có hai vảy trên gian mũi nối với các vảy trên mũi và nốt sần xuất hiện hơn 50% chiều dài đuôi.

Khác với loài Cyrtodactylus badenensis, Cyrtodactylus eisenmanae, Cyrtodactylus grismeri bởi có lỗ trước huyệt ở con đực còn những loài kia không có.

Khác với loài Cyrtodactylus caovansungi, Cyrtodactylus consobrinus, Cyrtodactylus huynhi, Cyrtodactylus phongnhakebangensis, Cyrtodactylus takouensis bởi không có lỗ đùi (so với có ở các loài kia).

Sinh học, sinh thái:

Sống ở những khu rừng mưa nhiệt đới trên các đảo, ở các nơi có thảm mục thực vật hay vách đá. Hoạt động, kiếm ăn về đêm, cạnh các nơi ẩn náu, rình mồi ở các vách đá, gốc cây gỗ lớn. Thức ăn là những loài côn trùng trong khu vực phân bố. Con cái đẻ 2 trứng trong lớp thảm mục thực vật, hốc cây vào đầu mưa, giới tính con non hoàn toàn do nhiệt độ môi trường quyết định. Màu da của nó gần giống với màu vỏ cây nơi nó cư ngụ sẽ giúp ích cho việc ngụy trang với kẻ thù và bắt con mồi.

Phân bố:

Trong nước: Vườn quốc gia Phú Quốc, Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang, Tây Nam Việt Nam ở tọa độ 10°17.452’N 104°02.380’E ở độ cao khoảng 100 m.

Nước ngoài: Loài này còn ghi nhận vùng phân bố ở Cambodia.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn chân ngón phú quốc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này