Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn ngón đen
Tên Latin: Cyrtodactylus nigriocularis
Họ: Tắc kè Gekkonidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẰN LẰN NGÓN ĐEN

THẰN LẰN NGÓN ĐEN

Cyrtodactylus nigriocularis Nguyen, Orlov & Darevsky, 2006

Họ: Tắc kè Gekkonidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Loài thằn ngón có kích thước khá lớn. Màu nâu đen, chiều dài thân đến 107,5mm, chiều đài đầu 33 đến 35mm. Chiều rộng đầu từ 21 đến 23,3mm. Đầu, dẹt, mõm rộng, mắt to, tròn, đen, thân tương đối mảnh, thuôn dài với các nếp gấp ở hai bên bụng phát triển. Các chi tương đối dài, các ngón dài; đuôi dài hơn chiều dài từ mõm tới huyệt. Có các vảy mặt dưới đuôi lớn, vảy ở gốc đuôi xếp vòng, không nở rộng và không phân chia; 13 - 14 vảy môi trên, 13 - 15 vảy môi dưới, 17 - 21 phiến mỏng dưới ngón hẹp trên ngón chân thứ tư. 119 - 145 hàng vảy quanh thân; không có các vảy lớn ở đùi. Con đực nhỏ hơn con cái và rất giống nhau. Đây là loài bò sát điển hình sống trong hang động nên màu sắc cơ thể chúng cũng có thể đổi tùy ánh sáng, môi trường sống và theo mùa.

Cyrtodactylus nigriocularis khác các loài cùng Giống Cyrtodactylus bởi những đặc điểm sau:

Khác với loài Cyrtodactylus otaiCyrtodactylus bobrovi đều có vảy dưới đuôi nở rộng nhẹ, trong khi Cyrtodactylus nigriocularis đều nở rộng rõ.

Khác với loài Cyrtodactylus phuhuensis ở chỗ có 5 lỗ trước huyệt (so với không có hoặc có 2 lỗ ở những loài khác).

Khác với loài Cyrtodactylus takouensis bởi có vảy đùi nở rộng.

Khác các loài Cyrtodactylus phumyensi bởi không có vảy dưới đuôi nở rộng ngang như các loài kia.

Sinh học, sinh thái:

Loài bò sát ăn đêm, sống trong các hang đá sâu nơi có nhiều đá mẹ ở độ cao từ 100m đến 300m so với mặt biển. Thường xuất hiện ở gần cửa hang đá săn mồi vào mùa mưa và chui sâu xuống hang đá vào mùa khô. Thức ăn của chúng là những loài côn trùng nhỏ sống trong khu vực sinh sống. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng ăn các loài côn trùng nhỏ như cào cào, dế, kiến.

Phân bố:

Các mẫu chuẩn và mẫu so sánh của loài thằn lằn chân ngón này thu được ở núi Bà Đen, Tân Châu, Dương Minh Châu và thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh). Loài thằn lắn mới này mới được các nhà khoa học Việt Nam và Nga công bố tháng 3 năm 2006 trên tạp chí khoa học chuyên ngành bò sát - lưỡng cư của Nga (Russian Journal of Herpetology) và được đặt tên theo khu vực phân bố của chúng ở núi Bà Đen, Tây Ninh, Việt Nam.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn ngón đen

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này