CÁ TRÀU MẮT
CÁ TRÀU MẮT
Channa marilius
(Hamilton, 1822)
Ophiocephalus marulius
Hamilton, 1822
Channa
marulioides
Nguyễn
Hữu Dực, 1995
Channa
marulius
Rainboth, 1996.
Họ: Cá quả Channidae
Bộ: Cá vược Perciformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Cá cỡ
nhỏ, thân thon dài, đầu dẹp bằng, phía sau dẹp bên. Miệng lớn, rạch xiên kéo dài
về phía sau đến quá viền sau mắt. Trên 2 hàm, xương khẩu cái và xương lá mía đều
có răng nhọn. Lưỡi tròn. Mỗi bên có 2 lỗ mũi: Lỗ mũi trước hình ống, lỗ mũi sau
hình nón nằm cách xa nhau.
Mắt to, nằm ở
phía trước lưng của đầu. Khoảng cách sau ổ mắt gấp 3 lần khoảng cách trước ổ
mắt. Vây lưng có khởi điểm sau khởi điểm vây bụng và trước khởi điểm vây bụng,
không có tia gai cứng.
Vây
ngực dài và lớn. Vây bụng bé. Vây đuôi dài, mút cuối tròn. Hậu môn nằm sát vây
hậu môn. Vảy hình tấm ở trên đầu. Thân phủ vảy lược lớn. Đường bên không liên
tục, chạy từ sau nắp mang đến khoảng sau vây ngực thì gãy khúc xuống 1 hàng vảy
và chạy vào giữa cán đuôi. Cá có màu nâu thẫm, bụng nhạt hơn lưng, gốc vây đuôi
về phía trên có 1 chấm đen, có viền trắng giống như con mắt.
Sinh
học, sinh thái:
Cá sống
ở khu vực nước tĩnh hoặc chảy chậm, thường có ở các kênh mương, ao hồ và đầm
lầy. Cá
sống trong các vùng nước có nhiều cây cỏ thuỷ sinh ven bờ. Cá thuộc loại cá dữ,
thức ăn chính là các loại cá con, ếch nhái và một số động vật không xương sống.
Cá có kích thước lớn, tối đa 120cm (Rainboth, 1996).
Cá tràu
mắt 2 tuổi bắt đầu thành thục.
Mùa sinh sản từ
tháng 5 - 10. Các đặc điểm sinh học khác cũng tương tự các loài trong giống
Channa.
Phân bố:
Trong nước:
Gia
Lai (sông Ba - An Khê), Đắk Lắk (sông Sesan).
Thế giới:
Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan.
Giá trị:
Cá tràu mắt có
kích thước lớn và thuộc
loại cá hiếm cần được bảo vệ. Cá có thể nuôi thương phẩm.
Tình trạng:
Sản lượng Cá tràu
mắt ở tự nhiên giảm mạnh do khai thác quá mức. Số lượng cá trưởng thành hiện nay
ít lại phân bố hẹp, cần được bảo vệ. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu hiện nay
chưa đủ cơ sở khoa học để đánh giá mức độ của nó trong tự nhiên.
Phân hạng: DD
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản từ năm 1996. Tuy nhiên
chưa có quy chế bảo vệ và sử dụng loài cá này. Cá thuộc loại hiếm, số lượng ít
trong tự nhiên phạm vi phân bố hẹp cần được bảo vệ. Cần điều tra nghiên cứu kỹ
hơn về loài cá này để có cơ sở khoa học xây dựng quy chế bảo vệ và khai thác hợp
lý.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.