Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thằn lằn tai ba vì
Tên Latin: Tropidophorus bavinensis
Họ: Thằn lằn bóng Scincidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THẰN LẰN TAI BA VÌ

THẰN LẰN TAI BA VÌ

Tropidophorus bavinensis Bourret, 1939

Họ: Thằn lằn bóng Scincidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 83.2 - 84.9 mm ở con cái và 55.7 - 71.5 mm ở con đực. Thân hẹp lưng bụng mạnhs. Đầu dài hơn rộng, lồi ở thái dương và phân biệt với cổ. Vảy phần trên đầu mịn. Mõm tù, vảy mõm thấy một phần từ trên xuống, rộng gấp hai lần cao. Không có vãi trên mũi. Vảy trước mũi rẽ đôi, dài bằng rộng. Vảy trước trán nối với nhau. Vảy trán dài gấp 1.5 lần khoảng cách đến mõm, nối với hai vảy trên mắt. Vảy trên mắt 4, trong đó vảy đầu tiên lớn nhất, theo sau bởi một vảy sau trên mắt. Vảy trán chẩm nối với nhau ở giữa, bao quanh bởi 2 - 3 vảy trên mắt phía sau. Vảy gian chẩm hẹp phía sau có một đốm rõ. Vảy chẩm lớn, nối hẹp hoặc tách biệt bởi vảy gian chẩm hoặc một vảy phía sau, được bao quanh phía sau bởi 4 vảy ở mỗi bên. Vảy gáy có 1 - 2 cặp. Mũi ở vảy đơn.Vảy má 2, trong đó một cái thường chia đôi thành hai vảy chồng lên nhau, vảy trước phía dưới chạm với vảy môi trên thứ nhất và hai. Vảy trước mắt 2, nhỏ. Vảy trước gần mắt 2. Vảy mi mắt 5 - 6, hàng vảy mi mắt gần như phủ kín chiều dài của mép bên của những vảy trên mắt. Mí mắt dưới có 5 - 6 vảy đục, tách với vảy trên môi bởi 1 - 2 hàng vảy nổi hột. Vảy môi trên 6, trong đó vảy thứ tư dài nhất và dưới mắt. Một rãnh cạn trên đường viền vảy môi má, từ vảy mũi qua vảy dưới mắt xéo xuống cuối vảy môi trên thứ tư. Vảy sau mắt đơn, nhỏ. Vảy dưới mắt sau 3 - 4, hầu như cái dưới nối với những vảy môi trên thứ thứ tư và thứ năm. Vảy thái dương thứ nhất 3, vảy thái dương thứ hai 3. Màng nhĩ hình trứng. Vảy cằm tròn phía trước. vảy sau cằm nguyên, nối với vảy môi dưới đầu tiên. Vảy môi dưới 5, trong đó vảy đầu tiên dài nhất. Vảy cằm 3 cặp, cặp đầu tiên nối ở giữa, cặp thứ hai tách biệt bởi một vảy họng hoặc chạm ở một điểm và cặp thứ ba tách bởi ba vảy. Vảy giữa thân có 28 - 30 vảy. 11 hàng vảy ở vị trí vảy dưới đuôi thứ 10. Vảy lưng gần bằng với vảy bụng, xếp lợp. Vảy trên vùng gáy có gờ nhẹ. Hàng vảy xương sống có gờ nhưng không nở rộng, những hàng vảy lưng phía ngoài có gờ mạnh.

Vảy bên xương sống 47 - 49. Vảy bên thân có gờ mạnh, thẳng ra sau. Vảy lưng và mặt bên thân của đuôi có gờ rõ, mấu nhọn. Vảy bụng mượt, xếp thành 44 - 49 hàng ngang từ vảy họng đầu tiên đến vảy trước huyệt. 2 vảy trước huyệt nở rộng, vảy trái gối lên vảy phải hoặc ngược lại. Không có lỗ trước huyệt ở cả con đực và cái. Vảy đuôi nở rộng, lớn gấp 2 lần những vảy bên cạnh, mịn, vảy đầu phân chia. Những vảy trên chân trước có gờ rõ, xếp lợp. Vảy trên chân sau có gờ ở mặt trên, mịn ở mặt dưới. Màng da dưới ngón mỏng mịn, 13 - 15 màng dưới ngón thứ tư chân trước và 18 - 21 màng dưới ngón thứ tư chân sau.

Loài Tropidophorus bavinensis khác các loài cùng Giống Tropidophorus khác bởi các đặc điểm sau:

Khác với loài Tropidophorus  noggei có thân hóp lưng bụng, bảy vảy mí mắt trên vảy lưng của đuôi có gờ mạnh và hơi nhỏ hơn vảy bụng, xếp thành tám hàng dọc, có hai hàng vảy có gờ mạnh ở mỗi bên. Hơn nữa những vảy hông xếp thành 6 hoặc 7 hàng dọc ở Tropidophorus  baviensis, vảy bụng xếp thành 8 hàng dọc.

Tropidophorus baviensis khác với loài Tropidophorus boehmei bởi có vảy lưng mịn (so với vảy có gờ ở các loài kia) và số hàng vảy dưới đuôi nhiều (17 - 18 so với 9 - 15).

Màu sắc ngâm cồn: Đầu màu nâu, vảy môi trên đậm hơn, có đốm trắng. Lưng màu nâu có hoa văn màu kem hình thành vằn vỡ không đều, trong đó 1 - 3 vằn trên cổ, 6 - 8 vằn trên thân và 3 - 6 vằn trên đuôi. Hông màu nâu sẫm có đốm hoặc hoa văn sáng. Bụng màu kem. Cằm và mặt dưới đuôi có vết đốm đậm hơn. Phân bố:

Sinh học, sinh thái:

Loài này thường sống trong các khu rừng thường xanh núi cáo còn tốt dưới thảm mục nền rừng, trên núi đá và ven suối và đã ghi nhận ở độ cao trên 800m ở VQG Ba Vì. Thức ăn của loài này là các loài côn trùng nhỏ như kiến, mối trong khu vực phân bố

Phân bố:

Trong nước: Đây là loài có vùng phân bố ở Ninh Bình, Hà Nội (Ba Vì), Thanh Hoá, Hoà Bình.

Nước ngoài: Không có.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường - WebAdmin.

 

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thằn lằn tai ba vì

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này