CÁ CÓC VIỆT NAM
CÁ CÓC VIỆT NAM
Tylototriton vietnamemsis
Bohme et all, 2005
Họ: Cá cóc Salamandridae
Bộ: Có đuôi Caudata
Đặc
điểm nhận dạng:
Có thân
thuôn dài, có 4 chân, chân trước 4 ngón, chân sau 5 ngón, đuôi dẹt bên, dài thân
trung bình 50mm.
Đầu sa giông dẹt,
mõm ngắn, tày gần như vuông, da sần sùi, gờ sống lưng nổi rõ. Mỗi bên sườn có
một hàng củ lồi, mỗi củ tương ứng với đầu mỗi xương sườn. Toàn thân xám thẫm
(nhiều cá thể gần như đen), bụng sáng hơn lưng, con non có mầu vàng giống mầu
đất sét. Đầu các chi, mép dưới đuôi, viền lỗ hậu môn có mầu đỏ cam (các củ lồi
bên sườn và mép trên đuôi ở nhiều cá thể cũng có mầu đỏ cam).
Sinh học, sinh
thái:
Sống ở các vực
nước (ao, vũng...) có nhiều bùn và lá mục, trong rừng kín tán trên núi ở độ cao
250 - 300m. Thức ăn gồm côn trùng và ấu trùng của chúng, giun đất, nhện, sên và
những loài không xương sống nhỏ khác. Sinh sản vào đầu mùa xuân, nòng nọc gặp ở
các vũng vào tháng 6 - 7, nhiều con đã
hoàn thành giai đoạn biến thái vào tháng
9 - 10. Nòng nọc của sa giông ở giai đoạn đầu có mầu nâu sáng, nhiều con trong
suốt với nhiều đốm sẫm ở phần đuôi. Mang ngoài của nòng nọc mầu da cam có 3 thuỳ
ở mỗi bên. Khi mầu sắc mang nhạt dần, ngắn lại chuyển sang giai đoạn tiêu biến
mang thì nòng nọc có mầu đen sẫm. Hết giai đoạn
sinh sản, con trưởng thành
chuyển lên sống trên cạn, dưới tán rừng.
Phân
bố:
Trong nước: Lào
Cai (Văn Bàn), Cao Bằng (Nguyên Bình), Bắc Giang (Lục Nam), Nghệ An (Quế Phong).
Thế giới: Loài
đặc hữu chỉ có ở Việt Nam.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học lớn. Loài công bố năm 2005 sau một thời
gian dài
nhần lẫn với loài cá cóc sần (Echinotriton
asperimus).
Tình trạng:
Diện tích phân bố
hiện nay rất hẹp < 5000 km2. Chỉ có 4 địa điểm ghi nhận loài này ở
Việt Nam nhưng số lượng nhiều nhất chỉ có tại Lục Nam (Bắc Giang). Quần thể này
nhỏ lại bị chia cắt mạnh (2 ao nhỏ 400 m2 và 150 m2), về
mùa khô một ao hầu như không có nước nên quần thể này đang bị đe doạ mất nơi cư
trú.
Phân
hạng:
EN
B1+ 2b,d.
Biện
pháp bảo vệ:
Đề nghị
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam ở bậc EN. Đối với quần thể nhỏ phát hiện thấy tại Yên
Tử cần có biện pháp bảo vệ, cấm săn bắt.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 260.