Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sam đuôi tam giác
Tên Latin: Tachypleus tridentatus
Họ: Đuôi kiếm Xiphosuridae
Bộ: Đuôi kiếm Xiphosura 
Lớp (nhóm): Thân mềm  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SAM BA GAI ĐUÔI

SAM BA GAI ĐUÔI

Tachypleus tridentatus Leach

Họ: Sam Xiphosuridae

Bộ: Đuôi kiếm Xiphosura

Đặc điểm nhận dạng:

Sam cái có chiều dài trung bình 300mm - 4000mm và Sam đực có chiều dài trung bình 250mm - 300mm (không kể đuôi). Vỏ đầu ngực có dạng gáo hình móng ngựa, mép trước tròn dạng vòng cung, ở con đực hơi bị lõm vào ở đọan giữa, góc bên phía sau kéo dài đến nửa chiều dài bụng. Bụng không phân đốt; 2 mép bên xiên và mỗi bên mang 6 gai dài gần bằng nhau cử động được và 6 gai nhỏ cố định, xếp xen kẽ nhau; trên mép sau chỗ nối với đuôi có 3 gai nhỏ - đây là đặc điểm để phân biệt với loài T. gigas (chỉ 1 có gai). Đuôi hình kiếm dài, tiết diện cắt ngang hình tam giác.

Sinh học, sinh thái:

Sam sống trong môi trường đáy cát pha bùn, thường sống vùi, di chuyển bằng cách bò trên nền đáy. Thức ăn của Sam chủ yếu là sinh vật đáy. Giới tính của Sam chỉ có thể phân biệt sau 3 năm tuổi. Vào khoảng tháng 3 - 4 đến tháng 9 - 10, Sam đực và Sam cái thường tập trung ở các bãi triều cát trong các vịnh hay cửa sông để giao phối và đẻ trứng. Sam thường đẻ trứng trên những bãi cát nóng và trứng được chôn sâu khoảng 20cm, khi Sam cái đẻ vào ổ thì Sam đực có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng. Trứng Sam có vỏ dày bao bọc và có đường kính lớn nhất là 4,01mm, thường từ 25mm đến 3,5mm. Sau 6 - 8 ngày ấu trùng Sam lột xác biến thành Sam con giai đoạn đầu tiên, chúng có hình dạng giống Sam trưởng thành trừ chiều dài đuôi.

Phân bố:

Trong nước: Rất phổ biến ở biển Việt Nam, tập trung nhất ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Thế giới: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: Từ Biến Đỏ và Đông Phi đến Nhật Bản. Quần đảo Sôlômôn, Ôxtrâylia.

Giá trị:

Ngoài ý nghĩa khoa học là hóa thạch sống của kỷ Ordovician, các loài Sam nói chung và Sam ba gai đuôi - T. tridentatus - nói riêng, còn có giá trị về dược học. Đã phát hiện trong máu Sam có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng phát hiện độc tố endotoxin của vi khuẩn gram âm rất nhạy, vì vậy được sử dụng làm chất thử thuốc trong sản xuất dược phẩm.

Tình trạng:

Trước năm 1990, vào khoảng tháng 2 - 4, rất thường gặp Sam con và Sam trưởng thành tập trung ở các bãi cát vùng triều cửa sông và ven biển, phổ biến nhất là ở các tỉnh ven biển miền Trung, diện tích phân bố khoảng 5001 - 20000km2. Trong vòng 10 năm gần đây, khi nghề nuôi trồng hải sản ven bờ phát triển, con người đã xâm hại nơi cư trú của Sam con, đồng thời phá hủy và thu hẹp các bãi đẻ của Sam, ít nhất 20% diện tích. Về sản lượng, ước tính trong 10 năm gần đây giảm hơn 20%.

Phân hạng: VU A1c Ba,b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 1992 và năm 2000. Kiến nghị: cần có các khu bảo tồn để bảo vệ các bãi đẻ của Sam.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang - 55

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sam đuôi tam giác

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này