HẢI SÂM LỰU
HẢI SÂM LỰU
Thelenota ananas
(Jaeger, 1833)
Trepang ananas
Jaeger, 1833
Holothuria ananas
Quoy &
Gaimard, 1833
Stichopus ananas
Semper, 1868.
Họ: Hải sâm lựu Stichopodidae
Bộ: Xúc tu hình tán Aspidochirotida
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài có kích
thước lớn, con trưởng thành có chiều dài từ 400 - 700mm. Cơ thể có dạng gần như
hình 4 cạnh kéo dài. Mặt lưng hơi vòm cung, mang nhiều gai thịt lớn hình nón có
màu cam hơi đỏ, phần chân của vài gai thịt nối liền nhau tạo thành từng chùm,
thoạt nhìn trông như quả dứa kéo dài. Mặt bụng hơi phẳng, mang nhiều chân ống
xếp không đều. Da dày và cứng, khi sống có màu nâu sáng điểm lấm chấm màu nâu
thẫm và những đường cong vằn ngang ở mặt lưng.
Sinh học, sinh
thái:
Loài đơn tính,
sinh sản trong mùa nước ấm (tháng 4 - 7) và nghỉ sinh dục vào mùa lạnh cho đến
khi nước được sưởi ấm lại. Sức sinh sản tuyệt đối từ 2 triệu đến 7 triệu trứng.
Thức ăn là mùn bã hữu cơ và các sinh vật khác mà chúng bắt được trên đường di
chuyển (nhờ xúc tu). Thường sống trên đáy cát bùn hoặc ven rạn san hô, độ sâu từ
7 - 12m.
Phân bố:
Trong nước:
Khánh
Hoà, Bình Thuận, Trường Sa, Thổ Chu.
Thế giới: Đông Ấn Độ,
Tây và Nam Thái Bình Dương.
Giá trị:
Có giá trị nghiên cứu
khoa học và tìm hiểu các loài động vật đáy biển sống ở vùng cát, rạn San hô.
Tình trạng:
Trước năm 1990,
thỉnh thoảng ngư dân khai thác được ở vùng ven biển Miền Trung và vài hải đảo,
ước tính diện tích phân bố khoảng 5000km2 . Đến nay do khai thác quá
mức nên đã bị cạn kiệt.
Phân hạng:
VU A2d B2b,e+3d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam (1992 & 2000). Kiến nghị: cần giảm cường độ khai thác và chỉ
khai thác ở kích cỡ trưởng thành và sau mùa sinh sản. Hạn chế xây dựng các công
trình ven biển làm mất nơi cư trú và ô nhiễm môi trường sống. Cần nghiên cứu cho
sinh sản nhân tạo, bổ sung nguồn giống ngoài tự nhiên.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55