NIỆC NÂU
NIỆC NÂU
Anorrhinus tickelli
(Blyth, 1855)
Ptilolaemus tickelli
Delacour và Jabouille, 1928.
Họ: Hồng hoàng Bucerotidae
Bộ: Sả Coraciiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Chim trưởng thành
có kích thước nhỏ hơn các loài cùng họ Hồng hoàng.
Bộ lông
nhìn chung có màu nâu đến nâu tối. Họng trắng. Lông đuôi và lông cánh sơ cấp có
đầu mút trắng. Cằm, hai bên cổ, trước cổ và trên ngực trắng phớt hung. Mỏ nâu
vàng nhạt ở chim đực và nâu ở chim cái; mũ mỏ nhỏ. Da vòng quanh mắt xanh nước
biển. Chim non giống chim cái nhưng phần dưới cơ thể màu nâu xám sẫm; mút lông
cánh không có màu trắng.
Sinh học, sinh thái:
Sống ở
sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, đôi khi rừng hỗn giao với các loài cây rụng
lá, rừng thứ sinh; độ cao phân bố đến 1.500m. Thường kiếm ăn theo đàn, đôi khi
gặp những đàn khá lớn.
Mùa sinh sản từ
tháng 2 đến tháng 6, chim đực và chim cái cùng xây tổ. Tổ làm trong hốc cây tự
nhiên, vật liệu tổ được gắn bằng các mảnh vỡ của thức ăn và bột gỗ; tổ cao từ
3,5 - 18 m so với mặt đất; đẻ 2 - 5 trứng màu trắng, trứng đổi màu trong quá
trình ấp.
Phân bố:
Trong nước:
Rộng khắp trên
các vùng rừng trong cả nước.
Thế giới: Ấn Độ,
Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào và Cambodia.
Giá trị:
Người dân địa
phương sống gần rừng thường săn bắn loài này để làm thực phẩm.
Tình trạng:
Vùng sống đang bị
thu hẹp, sức ép săn bắn làm giảm số lượng quần thể.
Phân
hạng:
VU A1,c,d B2c,d,e
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
trong Sách Đỏ Chim Châu Á (2001), bậc NT (sắp bị đe dọa). Hiện chúng đang được
bảo vệ trong các khu bảo vệ cùng với nhiều loài khác nhưng chúng vẫn bị săn bắn
bất hợp pháp. Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), bậc T (bị đe dọa), và nhóm IIB của
Nghị định 48/CP-2002.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 286.