HỒNG HOÀNG
HỒNG HOÀNG
Buceros bicornis
Linnaeus, 1758
Buceros
cavatus
Shaw, 1812.
Họ: Hồng hoàng Bucerotidae
Bộ: Sả Coraciiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Đây là loài chim
lớn nhất trong họ Hồng hoàng ở Việt Nam. Đầu có giải vàng sáng hoặc đen. Cổ và
bụng trắng; giữa cánh có dải rộng trắng; mút cánh trắng; trên đuôi có dải rộng
đen. Mỏ lớn màu vàng với mũ mỏ lớn. Da trần quanh mắt đỏ. Chân xám. Chim cái nhỏ
hơn chim đực và mỏ cũng nhỏ hơn.
Sinh học, sinh thái:
Sống định cư và làm tổ trong các vùng rừng rậm kể cả rừng thông nơi có nhiều cây
gỗ lớn và ở độ cao đến khoảng 1200m. Thường gặp kiếm ăn ở tầng trên của rừng. Thức
ăn chủ yếu là quả cây, thỉnh thoảng bắt gặp chúng ăn các loài thú nhỏ, hay bò
sát. Đặc tính sinh sản và làm tổ
giống như loài Niệc hung. Con đực kiếm một hốc cây làm tổ đủ lớn để làm tổ và
con cái chui vào trong đó đẻ trứng, ấp. Trong suốt thời gian đẻ trứng ấp trứng
cho đến khi con non nở. Con đực sẽ kiếm ăn, nuôi con cái cho đến khi con non nở
và cùng chui ra. Nếu con đực bị chết thì cả tổ và con cái sẽ chết.
Mùa sinh sản từ
tháng 1 đến tháng 8, tổ làm bằng phân khô, cùi gỗ và quả, cành thực vật và bùn...Tổ
cao cách mặt đất từ 8 - 25 m. Trứng đẻ từ 1 - 3 quả, màu trắng hoặc trắng kem.
Sinh cảnh sống là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao với cây rụng lá, rừng
trên các đảo lớn, phân bố tới 1.500m.
Phân bố:
Trong nước: Rộng khắp các vùng rừng còn tốt trong cả nước.
Thế giới: Ấn Độ,
Trung Quốc, và các nước Đông nam Á
Giá trị:
Loài chim lớn, mỏ
to dùng làm cảnh
Tình trạng:
Số lượng và vùng
sống đang giảm sút do khai thác rừng và săn bắn lấy thịt và lấy mỏ làm cảnh.
Phân
hạng:
VU A1,c,d C1
Biện
pháp bảo vệ:
Sách đỏ
Việt Nam (1999, 2000), bậc T (bị đe dọa), Sách đỏ Chim Châu Á (2001), bậc NT (sắp
bị đe dọa), Nghị định 48/2002 của Chính phủ (nhóm IIB). Hiện chúng đang được bảo
vệ ở nhiều khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Tuy nhiên Hồng hoàng là loài chim lớn,
mỏ to, đẹp có thể làm cảnh vì vậy chúng đã và đang bị săn bắn đe doạ ở mức cao.
Cần phải tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân địa
phương sống gần rừng về bảo vệ động vật hoang dã.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 287.