PHƯỚN ĐẤT
PHƯỚN ĐẤT
Carpococcyx renauldi
Oustalet, 1896
Họ: Cu cu Cuculidae
Bộ: Cu cu
Cuculiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Con trưởng thành
có đầu, cổ, họng cánh, đuôi màu đen ánh tím.
Mặt
lưng xám màu tro. Lưng xám nhạt và tận cùng các lông đen nhạt tạo thành vân rất
mờ, bụng nhạt hơn gần như trắng. Mỏ đỏ, mắt vàng, da quanh mắt và giò đỏ tím.
Sinh
học, sinh thái:
Phướn
đất đi đơn độc hay đôi, sống định cư ở các khu rừng thứ, nguyên sinh thường xanh
nhiệt đới ẩm có độ cao dến 900m. Kiếm ăn ở mặt đất, trong các khu vực sườn đồi,
thung lũng hẹp có nhiều cây bụi và dây leo râm rạp kín khó quan sát. Thức ăn của
Phướn đất là côn trùng các loại. Chim rất cảnh giác khi kiếm ăn, chỉ một tiếng
động nhỏ đã lẩn tránh nhanh chóng, đặc biệt là khi gặp nguy hiểm nên khi quan
sát phướn đất rất khó khăn. Trong cùng sinh cảnh cũng thường gặp các loài chim
khác trong họ Trĩ như các loài Gà lôi, Trĩ sao, Gà rừng, Gà tiền và các loài Gà
so...
Phân
bố:
Trong
nước: Thanh Hoá (Như Xuân), Nghệ An (Con Cuông, Quỳ Châu, Quỳ Hợp), Hà Tĩnh (rừng
Kẻ Gỗ), Quảng Bình (Phong Nha), Thừa Thiên - Huế (đèo Hải Vân, Bạch Mã, Nam Đông),
Quảng Nam (huyện Đại Lộc), Đà Nẵng (Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa).
Thế giới: Đông
Thái Lan, Lào, Cambodia.
Giá trị:
Đặc sản quý
của khu vực, bộ lông có màu sắc đẹp. Có giá trị khoa học, làm cảnh và thương
mại.
Tình trạng:
Nơi ở bị mất dần,
vùng sống bị thu hẹp do rừng bị khai thác quá mức. Bị săn bắt bừa bãi. Tại nơi
kiếm ăn ở mặt đất người ta thường gài bẫy để bắt chúng cùng với các loài chim
khác trong họ Trĩ.
Phân hạng:
VU A1a,b,c C2a.
Biện pháp bảo
vệ:
Các vùng rừng
thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Bạch Mã có số lượng khá nhiều.
Tuy nhiên, cần tích cực bảo vệ tốt hơn để chúng hồi phục và tăng số lượng quần
thể. Sách Đỏ Việt Nam (1999, 2000), bậc T (bị đe dọa).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 279.