RẮN SỌC DƯA
RẮN SỌC DƯA
Coelognathus radiatus
(Boie, 1827)
Coluber radiatus
Boie,
1827
Tropidonotus
quinque
Cantor, 1839
Elaphis radiatus
Dumeril, 1853
Plagiodon radiata
Dumeril, 1853
Compsosoma
radiatum
Muller, 1880
Họ: Rắn nước Colubridae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc
điểm nhận dạng:
Rắn
lành, cỡ lớn trong họ
Rắn nước Colubridae, dài tới 2 m, Đầu tương đối nhỏ thuôn dài, màu
nâu xám phân biệt rõ với cổ. Lưng có màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ
gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên
cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn. Có một đường chạy ngang qua gáy. Từ mắt có ba đường
đen nhỏ, hai đường chạy xiên xuống môi trên còn một đường qua thái dương nối với
vòng đen ở gáy.
Sinh
học,
sinh thái:
Loài
rắn không độc sống trên cạn, song rất dữ, dễ bị kích thích, thường gặp ở đồng
bằng và trung du, thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, leo trèo giỏi trên
các bờ rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh. Khi gặp nguy hiểm có tập
tính tự vệ đặc biệt. Dựng đứng một phần ba thân về phía trước lên khỏi mặt đất.
Phần thân
sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S trên mặt đất. Cổ phình to theo chiều
trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ.
Miệng há rộng, hung hăng, doạ nạt, dữ tợn như tập tính của Rắn ráo hoặc
Rắn hổ trâu khi chuẩn bị cắn vào kẻ thù. Bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm.
Có
tập tính săn đuổi mồi. Mồi chủ yếu là chuột, ngoài ra có cả thằn lằn và ếch
nhái, đôi khi ăn cả cá và chim non. Đẻ trứng từ tháng 5 - 7, khoảng từ 5 - 12
trứng trong bụi cây hoặc trên lá khô và có tập tính canh trứng. Ở miền Bắc Việt
Nam Rắn sọc dưa có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11
đến khoảng giữa tháng 3.
Phân bố:
Trong nước: Phân
bố hầu khắp đồng bằng và trung du.
Nước ngoài: Ấn Độ,
Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia, Malaysia, Singapor,
Indonesia.
Giá trị:
Có giá trị bảo vệ
mùa màng và các loài cây nông nghiệp (diệt chuột). Có giá trị nghiên cứu khoa
học, thẩm mỹ.
Tình trạng:
Có quần thể suy
giảm ước tính ít nhất 50%, cộng với sự suy giảm số lượng nơi cư trú và chất
lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại do hoạt động khai thác môi trường,
mở rộng đô thị, đường xá đặc biệt do săn bắt và buôn bán trái phép.
Phân
hạng:
VU
B1 +
2a,b,c.
Biện
pháp bảo vệ:
Bảo vệ
bằng cách cấm săn bắt, buôn bán và nuôi trong các khu bảo vệ thiên nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2010 - phần động vật - trang 242.