Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Tê giác một sừng
Tên Latin: Rhinoceros sondaicus
Họ: Tê giác Rhinocerotidae
Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Trương Quang Cường  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    TÊ GIÁC MỘT SỪNG

TÊ GIÁC MỘT SỪNG

Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822

Rhinoceros inernus Lesson, 1840

Rhinoceros floweri Gray, 1867.

Họ: Tê giác Rhinocerotidae

Bộ: Ngón lẻ Perissodactyla

Đặc điểm nhận dạng:

Thân cỡ lớn nhất trọng họ Tê giác Rhinocerotidae ở Việt Nam, có thể dài tới 3m. Trọng lượng: trên 2000 kg. Thị giác kém phát triển. Trên mũi chỉ có 1 sừng (thường chỉ có ở con đực) mọc ngay trên mũi, sừng do lớp biểu bì tạo thành nên không gắn liền với xương sọ mà gắn với lớp biểu bì của da. Da dầy cứng, lông rất thưa, với 3 nếp gấp sâu và nhiều nếp gấp nhỏ chia bề mặt da thành nhiều mảnh (giống áo giáp). Lưng và hai bên hông mầu xám sẫm, bụng mầu hơi đỏ. Chân to, bàn chân 3 ngón với móng guốc hình bán nguyệt, móng giữa to hai móng bên nhỏ.

Sinh học - Sinh thái:

Thức ăn của tê giác là củ, quả, rễ cây, cành lá cây nhỏ, kể cả cành cây nhỏ có gai. Tuổi sinh sản 4 - 5 năm. Thời gian có chửa 16 - 18 tháng; 3 - 4 năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con. Tê giác sống đơn độc trong rừng già ở những nơi sâu kín ít ngươi qua lại. Nơi ở thường gần các sình lầy ẩm ướt, thích ngâm mìmh trong bùn nước.

Phân bố:

Trong nước : Lâm Đồng (Cát Lộc thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên).

Thế giới: Đông Pakixtan, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia (Sumatra).

Giá trị:

Thú quý hiếm. Có giá trị bảo tồn nguồn gen trong thiên nhiên và nghiên cứu khoa học cũng như nuôi làm cảnh ở công viên, vườn thú.

Tình trạng:

Hiện nay ở Việt Nam chỉ còn một quần thể nhỏ dưới 1 cá thể ở vùng rừng Cát Lộc, huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng, một phần của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Trước đây Tê giác một sừng được ghi nhận ở nhiều nơi Lai Châu (Mường Tè, Mường Lay), Sơn La (Sông Mã), và các vùng thuộc Trung Bộ:, Nam Bộ:: Đắk Lắk (Đắk Nông, Đắk Min, Ea Súp), Đồng Nai (Nam Cát Tiên), Bình Phước (Bù Gia Mập), hiện nay các nơi này hầu như không còn. Quần thể nhỏ ở khu vực rừng Cát Lộc với diện tích gần 20.000ha cũng đang bị sức ép của sự phát triển kinh tế, của dân cư sinh sống trong vùng. Mặt khác vùng Cát Lộc hàng năm thường bị lũ lụt kéo dài cũng ảnh hưởng tới đời sống của chúng.

Phân hạng : CR A1c B2a,b C1+ 2b D

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam (1992-2000) và Danh lục đỏ IUCN (1996) Nghị Định 18/HĐBT, Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ cấm săn bắn bẫy bắt và buôn bán Tê giác. Mặt khác cần bảo vệ nghiêm ngặt vùng rừng Cát Lộc, di chuyển các hộ dân đang sống giữa vùng rừng bảo vệ đến nơi định cư mới, xây dựng vùng đệm nâng cao đời sống nhân dân để giảm sức ép lên rừng, đồng thời cũng có thể di chuyển một số cá thể về vườn thú hoặc Vườn quốc gia khác để bảo tồn nguồn gen hữu hiệu hơn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Tê giác một sừng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này