Về hình dáng, mầu
sắc và các sọc lưng ở Cầy vằn nam gần giống
Cầy vằn bắc nhưng kích thước nhỏ hơn và đặc điểm để phân biệt là ở
Cầy vằn
bắc có nhiều đốm đen ở cổ và đùi còn ở cầy vằn nam không có đốm; vuốt hoàn toàn
co rút.
Sinh học, sinh
thái:
Còn ít được
nghiên cứu. Theo Kanchanasakha et al., 1998 cầy vằn nam sống chủ yếu trên mặt
đất, trong các khu rừng già, đặc biệt ven sông. Cầy hoạt động về đêm, chủ yếu ăn
động vật. Thức ăn bao gồm châu chấu, giun đất, kiến, nhện,
ăn lọc, nhuyễn thể, các loại ốc cạn và ốc nước. Trong một số trường hợp trên
90% lượng thức ăn trong dạ dày là
côn trùng.
Phân bố:
Trong nước:
chưa rõ. Tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungari có một mẫu số N.1100/48 sưu tầm
tại Sài Gòn năm 1870.
Thế giới: Thái Lan,
Mianma, Malaixia, Inđônêxia,
Giá trị:
Loài thú quí, hiếm, có giá trị
nghiên cứu khoa học và giúp cân bằng sinh thái tự nhiên.
Tuyến xạ có thể sử dụng làm dược liệu hoặc trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm.
Tình trạng:
Chưa có tài liệu
xuất xứ về loài cầy vằn nam ở Việt Nam. Nhưng tại Bảo tàng Lịch sử Hungari có 1
mẫu vật được định danh là Hemigalus hardwickii Gray, 1830 (số 1100/48)
sưu tầm tại Sài Gòn, năm 1870.
Phân hạng: DD
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần tiến hành các điều tra
tại các khu rừng phía Nam để xác định hiện trạng.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.