Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rái cá lông mũi
Tên Latin: Lutra sumatrana
Họ: Chồn Mustelidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Nguyễn Quang Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RÁI CÁ LÔNG MŨI

RÁI CÁ LÔNG MŨI

Lutra sumatrana (Gray, 1865)

Barangia sumatrana Gray,1865

Họ: Chồn Mustelidae

Bộ: Thú ăn thịt Carnivora

Đặc điểm nhận dạng:

Rái cá lông mũi có thân hình dài, mềm dẻo. Màng bơi da trần phủ hết ngón. Tai có nắp che lỗ tai. Bộ lông mầu nâu sẫm, sẫm đen; phần dưới thân, bên cổ và phần dưới Họ:ng mầu nâu ít khác biệt với mầu lưng. Môi dưới, cằm và trước họng mầu hơi trắng. Chóp đuôi thỉnh thoảng có đốm trắng. Đặc điểm nổi bật là da mũi có phủ lông. Vuốt thứ hai và thứ năm gần như bằng nhau về chiều dài; ngón thứ ba và thứ tư dài hơn ngón thứ hai và thứ năm. Vuốt rất phát triển (8 - 10 cm) nhọn, sắc.

Sinh học, sinh thái:

Thức ăn chủ yếu là cá, sau đến các loài khác như cua, ốc, thằn lằn, rắn, ếch nhái,... Các mẫu vật rái cá lông mũi được sưu tầm tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu long trên các sinh cảnh rừng ngập nước: rừng tràm, rừng đước, sú vẹt, rừng dừa nước dọc bờ biển, sông lớn hoặc kênh rạch. Rái cá lông mũi sống thành đàn 2 - 4 con; mùa nước cạn (tháng 12 - 3) chúng thường tụ tập đàn lớn hơn 7 - 10 con. Rái cá đào hang làm tổ trong các bờ đất, ụ đất cao, cửa hang thường thông ngầm dưới nước. Chúng hoạt động vào sáng sớm, chiều tối và ban đêm. Sinh sản chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) đã gặp rái cá 1 - 2 tháng tuổi vào tháng 3/2000 (Nguyễn Xuân Đặng và cộng sự, 2000).

Phân bố:

Trong nước: Đã thu được mẫu vật ở Thừa Thiên - Huế, An Giang (Long Xuyên), Kiên Giang (U Minh Thượng), Cần Thơ, Cà Mau (Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình). Có thể hiện nay rái cá lông mũi chỉ phân bố ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Thế giới: Thái Lan, Inđônêxia (Sumatra, Borneo), Malaixia.

Giá trị:

Góp phần điều hoà số lượng cá thể các quần thể động vật thuỷ sinh và có gí trị nghiên cứu khoa học, nuôi làm cảnh ở các công viên nước, vướn thú.

Tình trạng:

Trước đây phổ biến ở các khu rừng tràm và rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay số lượng bị giảm suốt nghiêm trọng do săn bắt và mất rừng. Tình trạng săn bắt và buôn bán rái cá ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn phổ biến.

Phân hạng: EN A1c,d C1

Biện pháp bảo vệ:

Đã đưa vào Sách đỏ Việt Nam và nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần tổ chức một số trại nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rái cá lông mũi

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này