chó SÓI ĐỎ
chó SÓI ĐỎ
Cuon alpinus
(Pallas, 1811)
Canis alpinus
Pallas, 1811
Canis
javanicus
Desmarest, 1820
Canis rutilans
Muller, 1839
Họ: Chó Canidae
Bộ: Ăn thịt Carnivora
Đặc điểm nhận dạng:
Thú cỡ lớn.
Dài thân: 895 - 918mm, dài đuôi: 308 - 327mm, dài bàn chân sau: 125
- 167mm. Mõm ngắn mùa đen. Tai tròn vểnh. Bộ lông màu da hoẵng (vàng đỏ). Bụng
màu sáng nhợt. Chân và đuôi chuyển sang nâu đen và đen. Gốc đôi thắt nhỏ, xù ở
phần cuối. Loài này kích thước và
hình dáng, màu lông khác biệt với loài Chó rừng Canis aureus
Sinh học, sinh thái:
Sống trong các khu rừng thường xanh từ thấp đến 1.000m. Hoạt động
và kiếm ăn đêm ở các khu rừng già, những lúc săn đuổi mồi có
thể về gần bản làng. Sói đỏ là
thú ăn đêm, nhưng hoạt động tích cực vào lúc sáng
sớm và chiều tối (có khi cả ban ngày). Vùng hoạt động lớn và luôn thay đổi. Sống
từng đôi hoặc đàn 5 - 7 con, khi săn mồi có thể nhập đàn 10 - 15 con.
Thức ăn của sói đỏ là nai, hoẵng,
lợn rừng, động vật nuôi và các loài chim lớn.
Sinh sản hầu như quanh năm, nhưng tập chung nhất là vào các tháng 11 - 2. Thời
gian có chửa khoảng 9 tuần. Mỗi lứa đẻ 4 - 6 con, có thể 10 - 11 con.
Phân bố:
Trong nước: Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Bắc Thái, Sơn La (Mộc Châu), Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc.
Chó sói đỏ có phân bố rộng ở các tỉnh miền núi.
Nước ngoài: Liên xô (cũ), Nêpan, Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan,
Lào, Campuchia, Malaysia, Sumatra, Java, Indonesia.
Phân hạng:
EN
A1c,d C1+2a - Loài hiếm; có giá trị khoa học và nguồn gen giúp cân bằng sinh thái; ít gặp.
Đang bị suy
giảm số lượng vì mất sinh cảnh sống và săn bắn quá mức.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Sói đỏ là loài hiếm từ trước đền nay, là nguồn
gen tự nhiên quý.
Do nạn săn bắt, chặt phá rừng, sói đỏ ngày càng trở nên hiếm.
Tuyệt đối cấm săn bắn sói đỏ. Tăng cường
bảo vệ rừng và xây dựng các khu bảo vệ.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt
Nam 2010 - phần động vật - trang 52.