VOỌC BẠC
VOỌC BẠC
Trachypithecus villosus
(Sehlegel,
1876)
Semia
cristatus
Raffles, 1821
Semia
germani
Milne- Edwards. 1877;
Presbytis margarita
Elliot, 1909.
Họ:
Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh
trưởng Primates
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hình thon
nhỏ, lông trên đỉnh đầu có màu tối xám. Thân màu xám tới màu đen với những chóp
lông màu xám hay vàng nhẹ, tạo nên như ánh bạc. Mặt trắng nhạt, phía bụng màu
xám nhạt. Chân tay dài, đuôi dài, phần dưới đuôi có màu hơi vành nhạt. Con mới
sinh có màu da cam và chuyển thành màu xám ở tuổi 3 - 4 tháng.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn chủ yếu
là lá
cây 80%, chồi cây 10%, quả 10%. Vào khoảng 100 loài thực vật dùng làm thức
ăn cho loài. Chưa có trường hợp nào quan sát thấy ăn động vật. Là loài hoạt động
vào ban ngày và ở trên cây. Trong đàn một con đực dẫn đầu. Con non có màu vàng
da cam rất rõ trong vòng 6 tuần tuổi. Con đực ít chú ý tới con non hơn. Cấu trúc
đàn là một đực và nhiều cái. Số lượng con trong đàn 15 - 38. Sinh cảnh chính là
rừng thường xanh, rừng nguyên sinh, thứ sinh,
rừng ngập mặn ven biển, bìa rừng dọc các con sông. Chúng thích sống ở các
vùng núi thấp dưới 500m nhưng cũng phát hiện thấy chúng ở độ cao trên 1.000m
(1.737m). Thường sống và kiếm ăn trên độ cao10 - 50m.
Phân bố:
Trong nước:
Gia Lai (A Zun Ba), Kontum (Đắk lây, Đắk Tô, Mom Ray, Sa Thầy), Đắk Lắk (Đắk
Nông, Buôn Ma Thuột, Ea Súp, Buôn Đôn), Phú yên, Nha Trang, Lâm Đồng, Đồng Nai
(Cát Tiên), Kiên Giang.
Thế giới: Nam và
Đông nam Á.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học cao, là đối tượng nghiên cứu khoa học, nuôi
làm vật thí nghiệm nghiên cứu Vaccine phục vụ đời sống con người..
Tình trạng:
Trước năm 1975,
loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh Miền Nam Việt
Nam và Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng >2.000km2.
Từ
năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm
mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay >10. Nguyên nhân biến đổi có thể là: Nơi
cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây
là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Phân
hạng:
VU A1c,d
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành
Lâm nghiệp (Phụ lục IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ).
Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, Nghị định của Chính phủ
trong công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và
các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bị đe
doạ nói riêng. Hiện
nay loài này cũng được bảo vệ trong các khu bảo tồn như: Vườn quốc gia Yok Đôn
(Đắk Lắk), Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng), khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Rây
(Kontum), Vườn Quốc Gia Phú Quốc (Kiên Giang).
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.