CHÀ VÁ CHÂN ĐEN
CHÀ
VÁ CHÂN ĐEN
Pygathrix nigripes (Milne-Edwards,
1871)
Semnopithecus
nigripes
Milne-Edwards, 1871.
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Đặc
điểm nhận dạng:
Loài Chà vá có kích
thước lớn nhất trong 3 loài phân bố ở Việt Nam. Thân hình thon
nhỏ và
hình dạng như
hai loài Chà vá chân nâu và chân xám. Chân, tay dài, bộ lông dày, nhiều màu và mềm. Lưng
màu xám - đen. Đầu trắng xám. Hai bên thái dương có viền lông nâu đỏ. Mặt nhiều
lông dài màu trắng xám đến xám, dầy tạo thành đĩa mặt. Da quanh mắt màu vàng
cam. Trán và quanh miệng màu xanh lam nhạt.
Mũi xám
nâu. Mắt nâu. Vai màu xám đen. Cẳng tay xám trắng, không có khúc trắng trên cẳng
tay.
Từ móng
đến mu bàn chân đen. Cẳng chân xanh đen đến đen.
Vùng bẹn và đuôi
trắng đục. Đuôi nhỏ thon, dài hơn thân, màu trắng đục.
Sinh học, sinh
thái:
Chà vá chân đen
sống ở rừng kín thường xanh, rừng kín nửa rụng lá và rừng cây họ
Dầu Dipterocarpaceae. Chúng sống đàn 10 đến 30 con, có con đực đầu đàn. Kiếm
ăn vào buổi sáng và chiều, ngủ trên cây gỗ cao. Ăn lá non và mầm cây. Chưa biết
nhiều về
sinh sản của Chà vá chân đen.
Phân bố:
Trong nước:
Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
Thế giới: Cămpuchia.
Giá trị:
Có ý nghĩa khoa
học lớn, là loài
đặc hữu của Việt Nam. Có trong Sách đỏ Việt Nam (2000): EN; và Sách đỏ Thế
giới (IUCN, 2000): EN; Nghị định 32/HĐBT (1992): Nhóm 1B và
CITES; Phụ lục 1.
Tình trạng:
Quần thể bị suy
giảm ít nhất 50% từ năm 1980 đến nay do khai thác quá mức. Chất lượng nơi cư trú
suy giảm do rừng bị khai phá. Số lượng ngày càng ít hơn.
Phân hạng:
EN A1a,c,d B2b
Biện pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối săn
bắn. Bảo tồn trong Vườn quốc gia và
Khu bảo tồn thiên nhiên ở vùng phân bố của Chà vá chân đen. Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và trong danh sách nhóm 1B Nghị định 18/HĐBT. Nghiên cứu gây
nuôi ở Trung tâm cứu hộ linh trưởng và Vườn Thú.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
2007 - phần động vật - trang 43.