KHỈ MỐC
KHỈ
MỐC
Macaca assamensis
M' Clelland, 1839
Macaca pelops
Hodgson, 1841
Macaca rhesosimilis
Sclater, 1872.
Họ:
Khỉ Cercopithecidae
Bộ:
Linh trưởng Primates
Đặc điểm nhận
dạng:
Một số đặc điểm
để phân biệt so với loài
khỉ vàng so với các loài khỉ khác là: Kích thước cơ thể lớn hơn, lông dày và
dài hơn. Đuôi dài hơn đuôi khỉ vàng. Bờ sau đít có lông (trụi ở khỉ vàng). Màu
lông có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy,
đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung
quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu
trắng xám. Lông đuôi dài phần dưới đuôi có mầu nhạt hơn phần trên. Hướng của
lông ở trên đỉnh đầu rất đặc trưng, mọc rẽ sang phải và sang trái, xoắn ở trên
gốc tai. Mào hướng ra phía sau. Có túi má, chai mông lớn, xung quanh có lông.
Đuôi thường mập phần gốc, ngắn kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều
dài thân và
dài
hơn bàn chân sau, đuôi không thon, thường thẳng.
Sinh học, sinh
thái:
Khỉ mốc
sinh sản quanh năm. Mỗi lứa đẻ một con. Thường gặp khỉ con vào tháng 4, 5,
7, 8, 10. Trọng lượng sơ sinh từ 300-500g. Thức ăn chủ yếu là quả, lá non, côn
trùng, thằn lằn và một số động vật nhỏ. Khỉ mốc hoạt động vào ban ngày. Cuộc
sống leo trèo và có nhiều lúc đi trên mặt đất. Chúng thường ngủ trên cây và trên
núi đá. Cấu trúc đàn: Nhiều đực, nhiều cái. Số lượng cá thể trong đàn thường lớn
từ 10 - 50 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng cây cao trên núi đá, núi đất,
sống phần lớn ở rừng ẩm thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, cánh đồng gần
rừng. Trú ẩn trong các hang hốc dưới mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm
rạp. Sống theo đàn do một con đực làm chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể
sống chung với , culi, vượn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng hoặc
voọc đen, voọc mũi hếch, voọc ngũ sắc (Fooden, 1982). Khỉ mốc phân bố ở độ
cao từ 150 - 1200m, có khi tới 1750m.
Phân bố:
Trong nước:
Từ Lào Cai đến Quảng Bình.
Thế giới: Nam và Đông
nam Á cho đến Butan, Trung Quốc.
Giá trị:
Là đối
tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn
động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm Vaccine phục vụ cuộc sống con người..
Tình trạng:
Trước năm 1975,
loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng thuộc các tỉnh phía Tây Bắc trên
diện tích ước tính khoảng >5.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây, tình trạng của
loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện
nay khoảng >15. Nguyên nhân biến đổi do: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt
phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt,
nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Phân hạng:
VU A1c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp
(Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ). Kiến nghị:
Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của chính phủ
về công tác bảo vệ động vật hoang dã.
Xây
dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật
hoang dã nói chung và các loài bị đe doạ nói riêng.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 37.