KHỈ MẶT ĐỎ
KHỈ
MẶT ĐỎ
Macaca arctoides
(I. Geoffroy, 1831)
Macacus arctoides
Geoffroy, 1831
Macacus ursinus
Gervais; 1854
Papio melanotis
Ogilby, 1839.
Họ:
Khỉ Cercopithecidae
Bộ:
Linh trưởng Primates
Đặc điểm nhận
dạng:
Màu lông thường
là màu nâu sẫm, nhưng cũng có biến đổi từ đen sang đỏ. Phần dưới
của
bụng bao giờ cũng nhạt hơn phía trên. Lưng màu nâu đỏ tới nâu sẫm. Mặt phần
lớn có màu đỏ. Lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh. Lông ở hai
bên má toả ra phía sau. Khỉ mặt đỏ có đuôi to, ngắn, không quá 1/3 dài bàn chân
sau. Dương vật của con đực trưởng thành dài khác thường. Điểm nổi bật là chai
mông to, không có lông.
Sinh học, sinh
thái:
Thời gian mang
thai 178 ngày (Ross, 1992), khoảng cách giữa các kỳ sinh: 19 tháng. Thời gian
sống khoảng 30 năm ( Ross, 1991). Thức ăn chủ yếu là
quả, hạt, lá non, nõn và động vật kể cả
côn trùng, chim và trứng (Richard, 1989). Chúng hoạt động vào ban ngày. Cuộc
sống leo trèo và cả đi trên mặt đất. Khỉ mặt đỏ thường hay đi trên mặt đất trong
rừng và dọc theo các bờ sông và suối (Richard, 1989), chưa thấy chúng bơi. Trong
lúc đi ăn thường phát ra tiếng kêu để gọi nhau hoặc khi thấy nguy hiểm. Trong
đàn có con đực dẫn đầu để bảo vệ đàn. Cấu trúc đàn là nhiều đực, nhiều cái, kích
thước đàn từ 5-40 cá thể (Wolfheim, 1983).
Trong
một ngày đàn có thể di chuyển 400- 3000m (Betrand, 1969). Khỉ mặt đỏ thường sống
trong các khu rừng thấp, gió mùa, rừng khô và các khu rừng rậm trên núi cao tới
2000m so với mực nước biển. Tuy vậy vẫn quan sát thấy chúng ở những khu dân cư,
đền và miếu (Wolfheim, 1983).
Phân
bố:
Trong
nước: Rộng
khắp cả nước: Lai Châu (Tuần Giáo, Quỳ Nhai, Kim Sơn, Mường Tè), Lào Cai (Sapa,
Sình Hồ), Sơn La (Mộc Châu, sông Mã), Hà Giang, Cao Bằng (Trùng Khánh), Tuyên
Quang (Tát Kẻ, Chiêm Hoá, Bản Bung), Hoà Bình (Đà Bắc, Mai Châu, Kim Bôi), Thanh
Hoá (Như Xuân, Hồi Xuân), Nghệ An (Bến Thuỷ), Hà Tĩnh (Hương Khê, Hương Sơn),
Quảng Bình (Tuyên Hoá, Minh Hoá, Bố Trạch), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Hải Vân,
Huế), Quảng Trị (Dakrong, Lao Bảo), Gia Lai (Kon Hà Nừng, Kon Cha Răng), Kontum
(Mom Ray), Đắk Lắk (Krông Nô, Đăc Min, Ea Sup, Mdrak), Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thế
giới: Nam và
Đông nam Á
Giá
trị:
Là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ và tổ chức nhân nuôi
tốt chúng sẽ trở thành nguồn gen thử nghiệm vaccine phục
vụ con người.
Tình
trạng:
Trước
năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng từ các tỉnh phía Bắc tới
các tỉnh phía Nam trên tổng diện tích ước tính khoảng >30.000km2. Từ năm
1975 trở lại đây, tình trạng của loài thay đổi rõ rệt, số lượng
quần thể giảm mạnh, số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng >50. Nguyên nhân
biến đổi do: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị
thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Phân
hạng:
VU A1c,d B1+2b,c.
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành
Lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).
Kiến nghị: Cần tiến hành tốt việc thực thi pháp luật, các quy chế, nghị định của
chính phủ về công tác bảo vệ động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên
nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các
loài bị đe doạ nói riêng.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 36.