BÒ XÁM
BÒ
XÁM
Bos sauveli
Urbain, 1937
Bos
(Bibos) sauveli
Urbain, 1937
Novibos
sauveli
Coolidge, 1940.
Họ:
Trâu bò Bovidae
Bộ:
Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc
điểm nhận dạng:
Thân cỡ lớn. Sừng
to, từ gốc sừng thân sừng nghiêng về phía sau, mút sừng nhọn uốn cong về phía
trước. Yếm cổ khá rộng kéo dài xuống ngang khoeo và sát đất ở những con già.
Toàn thân mầu xám. Mông không trắng. Bốn chân từ khoeo trở xuống mầu trắng.
Sinh học,
sinh
thái:
Kiếm ăn ở ven
rừng, thức ăn là cỏ, lá cây rừng, măng tre nứa. Khu vực kiếm ăn thường chung
với
bò rừng. ở Thái Lan người ta nhận thấy bò con thường xuất hiện vào tháng 12,
1 và cho rằng thời gian có chửa khoảng 9 tháng. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.
Bò xám sống thành từng nhóm 3 - 4 con, thường lẫn lộn với đàn bò rừng ở rừng
thưa, rừng già địa hình tương đối bằng phẳng. Hoạt động kiếm ăn ban ngày.
Phân bố:
Trong nước:
Kontum, Đắk Lắk, Bình Phước.
Thế giới:
Đông nam Thái Lan, nam Lào và đông bắc Campuchia.
Giá trị:
Loài thú đặc hữu
của khu vực Đông nam Á. Nguồn
gen quý hiếm trong thiên nhiên. Tương lai có thể dùng Bò xám lai tạo với các
giống bò khác để được giống bò có sức sống tốt cho năng suất cao.
Tình trạng:
Số lượng bò xám ở
các nước Đông Dương còn rất ít. Người ta ước tính năm 1951 còn khoảng 500 con.
Đến năm 1969 còn khoảng 100 con, đến nay chưa thống kê được. ở Việt Nam trước
năm 1985 mới chỉ thu nhận được các thông tin về Bò xám (sừng), chưa xác định
được khu vực cư trú cụ thể của chúng. Nhưng từ năm 1995 đến nay không còn thông
tin gì về loài này,
có thể đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam.
Phân hạng:
EX
Biện pháp bảo vệ:
Bò xám đã được
đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN (1996, 2000), Nghị định 18/HĐBT,
Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp quy của các cấp Chính
quyền cấm săn bắn bẫy bắt và buôn bán. Cần cấm tuyệt đối săn bắn trong các vùng
có Bò rừng, Bò tót và có thể còn Bò xám . Đề nghị xây dựng các chương trình tìm
kiếm Bò xám dọc vùng biên giới Việt Nam, Lào và Cămpuchia.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.