BỒNG CHANH
BỒNG CHANH
Alcedo atthis
Gmelin,1788
Alcedo bengalensis
Gmelin, 1788
Họ: Bói cá Alcedinidae
Bộ: Sả Coraciiformes
Chim trưởng thành:
Đầu, gáy và sau cổ có vằn
đen phớt xanh và ánh da trời xen kẽ nhau. Lưng, hông và trên đuôi xanh da trời
óng ánh. Vai và bao cánh xanh phớt lục, mút các lông đều có điểm xanh da trời,
trừ các lông bao cánh sơ cấp. Lông cánh đen nhạt, viền lục nhạt. Đuôi xanh thẫm
ở mặt trên, nâu thẫm ở mặt dưới. Cánh: 68 - 75; đuôi: 31 -
32; giò: 9 - l0; mỏ: 34 - 40mm.
Trước mắt và một dải đi
qua mắt đen. Hai bên trán: trên má và tai hung nâu. Một dải rộng bắt đầu từ mép
kéo dài xuống hai bên cổ xanh phớt lục. Cằm và họng trắng. Hai bên ngực xanh
xỉn. Phần còn lại ở mặt bụng hung nâu. Mắt nâu. Mỏ đen, ở chim
cái và chim non, gốc mỏ dưới đỏ nhạt hay vàng cam.
Sinh học, sinh thái:
Loài chim nước, sống ở các khu vực thủy vực
nước ngọt, đôi khi gặp cả ở vùng nước mặn, bán ngập mặn. Thức ăn chủ yếu là các
loài cá nhỏ, tôm cua và cả lưỡng cư. Làm tổ, đẻ trứng ở các hốc cây hay các bờ
đất, chúng đào đất làm tổ, con non mới nở chưa mở mặt, thức ăn là các loài cá
nhỏ.
Phân bố:
Thế
giới: Bồng chanh phân bố ở Bắc
Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, đông Bắc Mông
cổ, Nhật Bản, Triều Tiên và Đông nam
vùng Xibêri (Liên xô). Về phía Nam, vùng phân bố của bồng chanh kéo dài quá Mã
Lai đến Xumatra, Java, Bocnêô và Philipin.
Việt Nam: bồng chanh có ở
khắp các núi từ vùng đồng bằng đến vùng núi, những chỗ không cao quá 600m.
Tài liệu
dẫn: Chim Việt Nam
hình thái và phân loại - Võ Qúi - tập 1 trang 547.