Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gà so ngực gụ
Tên Latin: Arborophia charltoni
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Craig Robson  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    GÀ SO NGỰC GỤ

GÀ SO NGỰC GỤ

Arborophia charltoni (Eyton, 1845)

Tropicoperdix tonkinenis Delacour, 1927.

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Đăc điểm nhận dạng:

Loài gà so này có con đực và con cái giống nhau. Nhìn chung mặt trên cơ thể màu nâu thẫm hơi phớt hung, mỗi lông đều có vệt ngang màu đen. Đầu, gáy, cổ có vạch đen hơi dầy nên trông có màu thẫm tối. Họng, hai bên và mặt dưới cổ lông trắng nhạt có điểm đen. Ngực có một dải màu gụ đỏ chạy và vắt ngang qua phần ngực trên; cánh màu nâu hung vàng và có vạch đen. Hai bên sườn màu hung vàng nâu, có vạch đen rõ tạo thành màu đậm hơn. Mặt dưới đuôi màu trắng nhạt. Mỏ vàng lục, gốc mỏ màu đỏ. Mắt nâu, da quanh mắt màu xám có viền đen. chân vàng lục nhạt.

Sinh học, sinh thái:

Cũng như các loài chim khác, gà so ngực gụ sinh sản vào giữa hè đến cuối hè. Thức ăn của gà so ngực gụ phổ biến là các loại quả thuộc họ Đậu (Fabaceae), hạt dẻ, côn trùng các loại và giun đất. Gà so ngực gụ sống thành đôi hay đàn nhỏ 3 - 5, thậm chí đến 7 con ở các các khu rừng thứ sinh thường xanh ẩm, rậm rạp, rừng hỗn giao (tre và cây gỗ mọc xen lẫn), rừng hồi phục lâu năm ở các sườn núi, đồi và các thung nhỏ chân núi đá vôi có độ cao từ 50 - 1300m với độ dốc không quá 5%. Ban ngày kiếm ăn trên mặt đất ban đêm bay lên cây đậu ngủ.

Phân bố:

Trong nước: Phân loài A. ch. tonkinensis chỉ phân bố ở vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.

Thế giới: Các phân loài khác của A. charltoni phân bố ở Inđônêxia, nam Mianma, Malaixia, nam Thái Lan hầu như đã bị tuyệt chủng.

Giá trị:

Phân loài đặc hữu của Việt Nam, làm cảnh, thực phẩm. Cho nên có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam và toàn cầu.

Tình trạng:

Gà so ngực gụ có vùng phân bố rộng, sống gần hoặc ở các sinh cảnh thường có sự hoạt động của con người như khai thác gỗ phá rừng làm nương rẫy, bị săn bắt liên tục. Tuy nhiên, ngày nay Gà so ngực gụ đang được bảo vệ trong một số khu bảo tồn.

Phân hạng: LR c d.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Danh Lục Đỏ của IUCN (2000). Ghi phụ lục của công ước CITES. Nghiêm cấm săn bắt, bảo vệ sinh cảnh.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 257.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gà so ngực gụ

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này