Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Dơi chó tai ngắn
Tên Latin: Cynopterus brachyotis
Họ: Dơi quả Pteropodidae
Bộ: Dơi Chiroptera 
Lớp (nhóm): Thú  
       
 Hình: Nguyễn Trường Sơn  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    DƠI CHO TAI NGẮN

DƠI CHO TAI NGẮN

Cynopterus brachyotis (Mỹller, 1838)

Pachysoma brachyotis Mỹller, 1838

Cynopterus grandidieri Peters, 1869

Cynopterus brachyotis hoffeti Bourret, 1944.

Họ: Dơi quả Pteropodidae

Bộ: Dơi Chiroptera

Đặc điểm nhận dạng:

Tai ngắn, có viền trắng hoặc xám, chiều dài nhỏ hơn 18mm. Bộ lông màu xám nhạt hay nâu. Lông ở các phần: vai, cổ và hông của con trưởng thành màu da cam hoặc vàng tươi.

Sinh học, sinh thái:

Dơi chó tai ngắn thường sinh sống ở nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau: từ rừng núi đến đồng bằng, các khu đô thị...; trú ngụ dưới mái các công trình xây dựng, vách hang và dưới tán cây, loài dơi này có thể bay khoảng 97 - 113km trong mỗi đêm để kiếm ăn; thức ăn của chúng là mật hoa, quả, hạt của nhiều loài cây khác nhau. Con cái có thời kỳ mang thai từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau; thời gian mang thai từ 115 đến 125 ngày; có 2 thời kỳ sinh con non trong mỗi năm (từ tháng 2 đến tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 8), trong mỗi năm, thời gian mang thai lần thứ hai trùng với thời gian tiết sữa của lần thứ nhất. Khi mới sinh, con non nặng khoảng 11g; được mẹ mang theo khoảng 45 - 50 ngày; cai sữa khi được khoảng 40 - 45 ngày. Con cái thành thục sinh dục ở khoảng 5 - 6 tháng tuổi; con đực thành thục sinh dục ở khoảng 15 - 20 tháng tuổi.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai, Hoà Bình, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà, Kontum, Đắk Lăk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Kiên Giang.

Thế giới: Ấn Độ, Nêpan, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia và Philippin.

Giá trị:

Có vai trò quan trọng trong phát tán thực vật. Phân loài C.b. hoffeti là đặc hữu của miền Bắc Việt Nam.

Tình trạng:

Phân bố rộng, loài này đã và đang là đối tượng săn bắt của dân địa phương ở nhiều khu vực nên hiện trạng của chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và phạm vi phân bố. Riêng phân loài Cynopterus brachyotis hoffeti rất hiếm và không ghi nhận được trong thời gian từ năm 1994 đến nay.

Phân hạng: VU A1c,d B2a,e

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000. Cần ngăn chặn hoạt động săn bắt và các tác động có hại đối với loài này ở các khu vực đã ghi nhận được.

 

Tài liệu trích dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Dơi chó tai ngắn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này