CÁ GIỐNG MÕM TRÒN
CÁ
GIỐNG MÕM TRÒN
Rhina ancylostoma Bloch
& Schneider, 1801
Rhynchobatus
ancylostomus
Giinther, 1870.
Họ: Cá giống Rhinobatidae
Bộ: Cá giống Rhynchobatiformes
Đặc điểm nhận
dạng:
Thân hình tương
đối lớn, chiều dài thân lớn nhất tới 270cm nặng 135kg, dẹp bằng dạng “cái thìa”,
mõm ngắn, tròn. Không có vây hậu môn. Mặt lưng của đầu có 5 hàng gai dọc: 1 hàng
dài ở chính giữa, hai hàng hai bên ở sát mép trong mắt và lỗ thoát nước, 2 hàng
ngắn ở ngoài cùng. Toàn thân màu nâu, có chấm trắng tròn trên thân và đuôi;
ngang đầu có 3 vân đen; ở phía lỗ phun nước và gốc vây lưng có hai vết đen lớn.
Sinh học, sinh
thái:
Đẻ thai sinh,
chưa rõ mùa đẻ. Thức ăn là động vật giáp xác và thân mềm.
Sống ở
đáy cát bùn, di chuyển chậm chạp.
Phân
bố:
Trong
nước: Vịnh
Bắc Bộ (Quảng Ninh và đông nam vịnh Bắc Bộ), Khánh Hoà, Bình Thuận, vịnh Thái
Lan.
Thế
giới: Nhật
Bản, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Ôxtrâylia, Ấn Độ, vịnh Persic,
Biển Đỏ, đông Châu Phi.
Giá
trị:
Có giá
trị khoa học, thẩm mỹ. Có thể nuôi trong các công viên nước đại dương làm cảnh
và mẫu vật khô hấp dẫn du khách trong các bảo tàng biển.
Tình
trạng:
Do sống
sát đáy và bơi lội chậm chạp nên dễ bị lưới đáy quét được, thường gặp nhưng số
lượng không nhiều, dự đoán quần thể trong toàn vùng biển có dưới 2500 cá thể
trưởng thành và mỗi tiểu quần thể ít hơn 250 cá thể.
Phân hạng:
EN A1a,d C2a.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Cần ghi loài này trong danh sách cấm đánh bắt trong ngành Thuỷ
sản.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.