CÁ ĐAO RĂNG NHỌN
CÁ ĐAO RĂNG NHỌN
Pristis cuspidatus
Latham, 1794
Pristis
semisagittatus
Shaw,
1804
Anoxypristis cuspiata
Nguyên,
2001.
Họ: Cá đao Pristidae
Bộ: Cá đao Pristiformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Thân
hình lớn, khoẻ, kích thước lớn nhất dài tới 550cm, mõm kéo dài như một thanh đao
dẹt, hai bên mép đao có 21 - 35 đôi răng cưa lớn nhọn sắc và không mọc đến sát
gốc đao. Có hai vây lưng, không có gai cứng ; khởi điểm của
vây lưng thứ nhất ngang phía trên phần cuối gốc vây bụng. Lưng màu nâu sẫm,
bụng màu trắng, ở cá nhỏ vai có một vệt trắng vắt ngang.
Sinh
học, sinh thái:
Đẻ con,
mỗi lần đẻ khoảng 10 con, cá mới sinh dài khoảng 60cm, thức ăn là động vật giáp
xác và các loại trùng biển, có khi dùng đao đánh bị thương các loại cá nhỏ bắt
làm
con mồi ăn, hoặc dùng đao bới đất bắt các động vật đáy sống trong đó. Cá đao
răng nhọn là loài cá sụn sống đáy bơi lội chậm chạp, phân bố rộng trong vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường gặp ở các biển nông, đôi khi vào trong sông.
Phân bố:
Trong nước:
Vịnh
Bắc Bộ (Bạch Long Vỹ), Khánh Hoà, Bình Thuận, Nam Bộ, vịnh Thái Lan.
Thế giới: Nhật Bản,
Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Ấn Độ, vịnh Persic, Biển Đỏ.
Giá trị:
Có giá trị
khoa học và thẩm mỹ. Nuôi lảm cảnh ở các công viên nước đại dương để thu hút du
lịch và học tập, nghiên cứu sinh thái loài.
Tình trạng:
Cá đao răng nhọn
sống đáy, bơi lội chậm chạp dễ bị lưới giã quét được. Tuy nhiên, trong vùng biển
Việt Nam từ 1965 - 2000 mới bắt gặp 3 lần ở vịnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Có tài liệu
ghi có phân bố ở Nam Bộ và vịnh Thái Lan. Qua đó có thể thấy số lượng của loài
này không nhiều, dự đoán quần thể trong vùng biển có dưới 250 cá thể trưởng
thành.
Phân hạng:
EN A1a,d D.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam. Cần ghi loài này vào danh sách cấm đánh bắt của ngành Thuỷ
sản.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.