CHÀNG ANDECSON
CHÀNG XANH ANDECSON
Rana andersonii
Boulenger, 1882
Hylarana andersonii
Dubois,
1992
Họ: Ếch nhái Ranidae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài ếch khá lớn,
dài thân 100 - 110 mm, lưng thường có mầu xanh hay nâu hoặc phía trước xanh và
hơi nâu về phía sau. Ở con đực phía sau lưng, hai bên sườn đôi khi cả trên mí
mắt có những hạt nhỏ, những hạt này có cả ở vùng lỗ huyệt, ở rìa phía ngoài háng
và mặt trên phía ngoài cẳng chân. ở con cái những hạt này không rõ lắm nên da
chúng không ráp nhiều như ở con đực. Trên các chi đều có các vệt ngang mầu tối.
Phía dưới bụng và đùi đôi khi đỏ hồng nhưng thường vàng xanh. ức thường nâu đôi
khi điểm chấm sẫm. Xung quanh con ngươi mắt có một vòng tròn khá rộng màu vàng.
Con đực nhỏ hơn con cái nhiều.
Sinh học, sinh
thái:
Thường sống bên
bờ những con suối có nước chảy mạnh, có nhiều đá trên núi cao (600 - 1200m).
Khác với nhiều loài ếch nhái khác đôi khi chúng đi kiếm ăn cả ban ngày. Thức ăn
của chúng thường là: châu chấu, gián rừng, cuốn chiếu... Loài ếch này bơi giỏi,
có thể bơi ngược dòng suối chảy xiết. Tuy thích sống trong môi trường nước nhưng
nhiều khi chúng nấp trong các bụi cây, hốc đá bên bờ suối để kiếm mồi.
Phân bố:
Trong nước: Lào
Cai (Sapa, Ngòi Toi), Lạng Sơn (Hữu Liên), Quảng Ninh (Pò Hèn), Vĩnh Phúc (Tam
Đảo), Hoà Bình (Tu Lý, Piềng Vế), Hà Tĩnh (Hương Sơn), Thừa Thiên - Huế (Lộc
Hải), Kontum (Ngọc Linh), Gia Lai (Đắk Đoa, Sơklang), Đắk Lắk (Đạo Nghĩa, Krông
Pách), Lâm Đồng (Đà Lạt, Killplagnol).
Nước ngoài: Mianma, Trung
Quốc, Lào, Thái Lan.
Giá trị:
Được sử dụng như
một nguồn thực phẩm của nhân dân vùng núi, ngoài ra còn có giá trị thẩm mỹ và
khoa học.
Tình trạng:
Số lượng của loài
ngày càng suy giảm do bị săn bắt làm thực phẩm và nguyên nhân chính là do nơi cư
trú bị xâm hại (mất rừng nên đất đai bị xói mòn, sinh cảnh sống của loài là các
suối đá bị cạn dần). Sự suy giảm nơi cư trú ước tính khoảng 20%.
Phân hạng:
VU A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách Đỏ Việt Nam ở bậc T (1992, 2000). Là loài ếch khá lớn nên luôn bị khai thác
làm thực phẩm, diện phân bố rộng nhưng số lượng cá thể trong mỗi quần thể rất
thấp. Biện pháp duy nhất để bảo vệ loài là kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt và
bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn các suối lớn.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật - trang 266.