CÓC RỪNG
CÓC RỪNG
Ingerophrynus
galeatus
Gunther, 1864.
Bufo galeatus Günther,
1864
Họ: Cóc Bufonidae
Bộ: Không đuôi Anura
Đặc điểm nhận
dạng:
Trên đầu có mào
xương lớn kéo dài ra phía sau lên trên ổ mắt. Tuyến mang tai nhô rõ.
Gờ ổ
mắt -
màng nhĩ dày, rất phát triển. Màng nhĩ nổi rõ bằng 3/4 mắt. Da xù xì, các
mụn cóc chạy dọc thân ở hai bên sườn tạo thành những hàng gai. Dài thân 65 -
85mm.
Sinh
học, sinh thái:
Sống
chủ yếu ở
rừng thường xanh, rừng lẫn rụng lá hay thứ sinh với nhiều tre nứa (ở độ cao
600 - 1200m), trên thảm lá cây mục nát ven các suối nhỏ. Hoạt động kiếm ăn cả
ban ngày và ban đêm. Thức ăn chủ yếu của cóc rừng là kiến.
Phân
bố:
Trong
nước: Thái Nguyên (Bình Dân), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thanh Hoá (Bến En), Nghệ An,
Hà Tĩnh (Hương Sơn), Quảng Bình (Phong Nha), Gia Lai (Sơklang), Kontum (Ngọc
Linh), Lâm Đồng (D'ran), Đồng Nai (Cát Tiên).
Thế giới: Lào,
Cămpuchia.
Giá trị:
Có giá trị
nghiên cứu khoa
học, thẩm mỹ, giúp cân bằng sinh thái trong tự nhiên.
Tình trạng:
Diện tích phân bố
< 20000km2. Hiện đã tìm thấy thêm một số tiểu quần thể ở một số khu
vực. Tuy nhiên số lượng cá thể không nhiều và đều trong tình trạng suy giảm dần
do nơi cư trú bị xâm hại.
Phân
hạng:
VU B1 + 2a,b,c,d.
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam ở bậc - R (1992, 2000) (loài hiếm). Hiện chưa có biện
pháp riêng nào để bảo vệ. Cần hạn chế đến mức thấp nhất việc
khai thác rừng làm xâm hại đến nơi cư trú của loài.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 264.