CÁ SẤU HOA CÀ
CÁ SẤU HOA CÀ
Crocodylus porosus
(Schneider,
1801).
Họ: Cá sấu Crocodylidae
Bộ: Cá sấu Crocodylia
Đặc
điểm nhận dạng:
Cá sấu
hoa cà là loài
bò sát cỡ lớn,
khác biệt với cá sấu xiêm ở phần đầu, chiều dài cơ thể tới 6m. Mõm dài, có 2 gờ
chạy từ mũi tới mắt, không có tấm sau chẩm. Toàn thân phủ tấm sừng, những tấm
sừng trên lưng cách nhau bởi màng da.
Đuôi cao, to và
khỏe, phía trên có 4 gờ. Chân sau có màng bơi nối giữa các ngón.
Trên
lưng màu vàng và xám đen xen kẽ nhau.
Sinh
học, sinh thái:
Thường
sống ở vùng duyên hải, ven các đảo, các cửa sông lớn hay các vùng
rừng ngập mặn hoặc các đầm lầy nước lợ; nơi sống có thể mở rộng đến tận các
đoạn sông có độ sâu lớn, ít chịu ảnh hưởng của thủy triều.
Cá sấu non ăn chủ
yếu tôm, cua, sâu bọ và cá nhỏ; con trưởng thành ăn thêm cả động vật có xương
sống có kích cỡ phù hợp với kích thước cơ thể chúng. Cá sấu hoa cà đẻ khoảng 25
- 90 trứng, ổ đẻ trên cạn cách mực nước khoảng 60 - 80cm. Tổ đẻ được làm bằng
cành lá, xếp thành ụ có đường kính tới 7m và cao trên 1m. Cá sấu mẹ có
tập tính bảo vệ trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 80 - 90 ngày.
Phân
bố:
Trong nước:
Từ Vũng Tàu - Cần Giờ đến vịnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc, Côn Đảo.
Thế giới: Ấn Độ, Xri
Lanka, Bănglađét, Mianma, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và
Ôxtrâylia.
Giá trị:
Có gia tri khoa học,
thẩm mỹ. Giúp cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên.
Là thú cảnh nuôi ở
những nơi vui chơi, giải trí (công
viên, vườn động vật)
giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về sinh thái loài.
Tình trạng:
Ngoài tự nhiên
hầu như không gặp, chỉ còn số ít được nuôi trong vườn động vật do săn bắt
tuyệt chủng.
Phân hạng:
EW
Biện pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối săn
bắt, buôn bán. Cần tổ chức nhân nuôi và thả vào môi
trường thiên nhiên để bảo vệ nguồn gen..
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 259.