RÙA RĂNG
RÙA RĂNG
Hieremys annandalii
(Boulenger, 1903)
Cyclemys
annandalii Boulenger
in Annandale & Robinson, 1903
Họ: Rùa đầm Emydidae
Bộ: Rùa Testudinata
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài rùa nước ngọt có
kích thước lớn nhất ở Việt Nam. Chiều
dài mai tới 470mm.
Rùa
răng có mỏ làm thành 2 mấu nhọn hình răng ở hàm trên. Mai phồng, thuôn dài,
bờ
sau mai không có răng cưa. Bờ trước yếm lồi, bờ sau yếm khuyết, bờ bên phần sau
yếm thẳng. Chân dẹp, ngón chân có màng da.
Mai màu
nâu thẫm hay đen. Đầu xám có những vết đốm đen và vàng, hàm màu vàng.
Sinh
học, sinh thái:
Rùa
sống ở kênh rạch, ao hồ, đầm lầy, kể cả ruộng lúa nước nơi có dòng chảy chậm.
Khi bị trêu chọc, rùa thường phản ứng bằng cách khoe mỏ hình răng để dọa. Rùa ăn
thực vật thủy sinh; trong điều kiện nuôi còn ăn quả và các loại rau.
Rùa đẻ trứng vào
tháng 12 - 1 năm sau. Mỗi lứa đẻ 4 trứng có vỏ vôi, kích thước: 36 - 38/57 -
62mm. Giới tính con non nở ra hoàn toàn
phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường tự nhiên.
Phân bố:
Trong nước:
Đồng Nai (Vườn quốc gia Cát Tiên), Kiên Giang, Cà Mau.
Thế giới: Lào,
Cambodia, Thái Lan, Malaysia.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học, thẩm mỹ giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về
tập tính sinh thái của loài này
trong tự nhiên. Chúng còn được nuôi ở nơi vui chơi, giải trí (vườn động vật).
Tình trạng:
Số lượng giảm sút
nhiều trên 50% do săn bắt, buôn bán và chất lượng nơi cư trú suy giảm (bón phân
hóa học, phun thuốc trừ sâu trên đồng ruộng).
Phân hạng:
EN A1c,d + 2cd.
Biện pháp bảo vệ:
Cấm
triệt để săn bắt, buôn bán. Cần tổ chức nhân nuôi
ở các Khu bảo tồn nhằm nhân giống để thả vào môi trường tự nhiên và giữ lại
nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 256.