RÙA ĐẤT LỚN
RÙA ĐẤT LỚN
Heosemys grandis
(Gray, 1860)
Clemmys
grandis
Strauch, 1862.
Họ: Rùa đầm Emydidae
Bộ: Rùa Testudinata.
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài rùa nước
ngọt có kích thước lớn, cân nặng 30 - 35kg, chiều dài
mai tới 400mm.
Mai
cao, có 1 gờ sống lưng. Bờ sau
mai có răng cưa rõ. Đặc biệt, tấm bìa 1 thường có góc lồi khỏi bờ mai rõ
ràng và có hình tam giác. Bờ trước yếm gần như thẳng, bờ sau yếm khuyết.
Đuôi
rất ngắn. Mai rùa màu nâu thẫm. Yếm màu vàng nhạt hay nâu
nhạt, các tấm yếm có những tia màu nâu sẫm hay đen từ những chấm đen trên từng
tấm yếm.
Sinh
học, sinh thái:
Rùa
sống ở ao, sông, suối, đầm lầy có nước chảy chậm trên
nhiều định hình có độ cao khác nhau. Rùa ăn tạp, thức ăn
gồm các loại quả,
thực vật thuỷ sinh và động vật nhỏ,
trong điều kiện nuôi chúng rất thích ăn chuối chín.
Rùa đẻ trứng vào
tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Phân bố:
Trong nước:
Gia Lai, Đắk Lắk, Nam Bộ.
Thế giới: Lào,
Cambodia, Thái Lan, Mianma, Malaysia.
Giá trị:
Có giá trị nghiên cứu
khoa học và thẩm mỹ.
Rùa còn được nuôi ở những nơi vui chơi giải trí
như công viên, vườn động vật giúp học sinh, sinh
viên tìm hiểu về tập tính sinh thái.
Tình trạng:
Nơi cư trú bị
chia cắt. Số lượng ngoài tự nhiên giảm sút ít nhất 20% do săn bắt,
do các sinh cảnh nước ngọt là nơi cư trú và sinh sản của chúng bị thu hẹp bởi
các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nước ngọt. Các khu đất ngập nước bị
con người xâm hại ...
Phân
hạng:
VU A1d +2d
Biện
pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối săn bắt,
buôn bán. Cần tổ chức nhân nuôi trong các khu vực phân bố và đưa một số cá thể
về nuôi ở vườn thú để bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2010- phần động vật
- trang 255.