RÙA HỘP BA VẠCH
RÙA HỘP BA VẠCH
Cuora trifasciata
(Bell, 1825)
Ocadia
philippeni McCord
& Iversen, 1992
Sternothaerus trifasciatus Bell,
1825
Họ: Rùa đầm Emydidae
Bộ: Rùa Testudinata
Đặc điểm nhận
dạng:
Loài
rùa nước ngọt có kích thước trung bình,
chiều dài mai từ 170 - 200mm. Mai hơi dẹp, bờ sau không có răng cưa. Trên mai có
3 gờ (1 gờ sống lưng, 2 gờ bên). Trán màu vàng, hai
bên má có dải màu vàng chạy dọc ngang gáy. Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được, có thể khép
kín vào mai,
rùa có thể thụt đầu vào trong mai.
Lưng
màu nâu có 3 vạch màu xám đen chạy dọc theo 3 gờ trên mai. Yếm màu xám đen, viền
yếm màu đỏ nâu.
Sinh
học, sinh thái:
Rùa
sống ở ven các suối, các khe rãnh trong rừng vùng núi và trung du, phân bố tới
độ cao 1.000m. Ban ngày, ẩn dưới những đám lá cây mục nát ven suối hoặc khe rãnh,
tối mới ra kiếm mồi. Thức ăn là các loại động vật (côn trùng, tôm, cá, ốc,…);
tuy nhiên, rùa còn ăn cả quả, rong bèo mọc ven suối; trong điều kiện nuôi còn ăn
cả thịt, nội tạng động vật, chuối chín.
Rùa sinh sản chủ
yếu vào tháng 5 - 7, mỗi lần đẻ 2 trứng.
Phân bố:
Trong nước:
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, núi Tam Đảo, núi Yên Tử, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kontum, Gia Lai.
Thế giới:
Nam Trung
Quốc, Bắc Mianma, Lào.
Giá trị:
Có giá trị khoa
học, thẩm mỹ giúp học sinh sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái của loài này
trong tự nhiên. Chúng còn được nuôi ở những nơi vui chơi giải trí (vườn động
vật).
Tình trạng:
Rùa hộp ba vạch
là
loài bò sát đã và đang bị săn bắt triệt để nhằm bán ra nước ngoài, nên số lượng ngoài tự
nhiên giảm sút nghiêm trọng, ước tính trên 80%.
Phân hạng:
CR A1d + 2d.
Biện pháp bảo vệ:
Là loài có giá trị khoa
học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái của loài này
trong tự nhiên. Cấm
triệt để săn bắt, buôn bán. Cần tổ chức nhân nuôi
ở các khu bảo tồn nhằm nhân giống để thả vào môi trường tự nhiên và giữ lại
nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật - trang 254.