Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Rắn cạp nong
Tên Latin: Bungarus fasciatus
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Vietnam creatures website  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    RẮN CẠP NONG

RẮN CẠP NONG

Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)

Pseudoboa fasciata Schneider, 1801.

Họ Rắn hổ Elapidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m. Đầu lớn và ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt tương đối nhỏ và tròn, thân thường nặng nề, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Hàng vảy sống lưng hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp xỉ bằng nhau.

Sinh học, sinh thái:

loài rắn độc phổ biến khắp nơi, một trong những loài rắn độc phổ biến nhất ở đồng bằng, trung du và miền núi. Sống trong rừng hoặc những nơi gần chỗ ở của con người, thường gặp chúng nhiều hơn cả ở những địa hình cao giáp với nước, sống trong hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng, gò đống, bờ sông, bờ đê, vườn tược, bụi tre, bờ ao. Trong mùa khô lạnh chúng thường ẩn náu đơn độc, đôi khi 2 đến 3 cá thể trong một hang, đôi khi sống chung cả với ếch đồng. Rắn cạp nong lột xác quanh năm và thường lột xác ở trong hang. Chúng kiếm ăn về ban đêm, bắt các loài rắn khác, đôi khi ăn cả thằn lằn. ở miền Bắc Việt Nam, Rắn cạp nong bắt đầu giao phối trong hang bắt đầu vào tháng 1 hoặc tháng 2, đẻ trứng trong hang vào tháng 5, tháng 6, đẻ trung bình 9 trứng (4 - 16 trứng). Rắn mẹ có tập tính cuốn lấy trứng để canh giữ. Trong thời gian này, rắn mẹ vẫn phải vừa canh giữ trứng vừa phải đi kiếm mồi. Con non xuất hiện vào tháng 7 hoặc tháng 8 thường dài khoảng 30 - 35cm. Rắn cạp nong ban ngày rất chậm chạp, ít cắn người, song khi đã bị rắn cắn có thể bị tử vong, vì nọc rắn rất độc, tính độc gấp 4 lần so với Rắn hổ mang.

Phân bố:

Trong nước: Phân bố rộng rãi ở đồng bằng, trung du và miền núi

Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Nêpan, Bănglađét, Brunây, Parussalam, Butan, Mianma, nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Cambodia, Malaixia, Xingapo, Indonesia (Sumatra, Java, Borneo).

Giá trị:

Có giá trị khoa học, thẩm mỹ, là tác nhân cân bằng sinh thái trong môi trường tự nhiên.

Tình trạng:

Có sự suy giảm quần thể ít nhất tới 50% cộng với sự suy giảm nơi cư trú chất lượng nơi sinh cư trong quá khứ và hiện tại do sự khai thác môi trường, mở rộng đô thị, đường xá, săn bắt triệt để, buôn bán trái phép.

Phân hạng: EN A1c,d

Biện pháp bảo vệ:

Đã được xếp vào danh lục bổ sung Nghị định 32/HĐBT, nhóm IB nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Cần thực hiện nghiêm túc việc cấm săn bắt, buôn bán và giết mổ. Thành lập trại nuôi tập thể, khuyến khích nuôi gia đình ở những làng nghề bắt rắn.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 245.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Rắn cạp nong

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này