KÌ ĐÀ HOA
KỲ ĐÀ
HOA
Varanus salvator
(Laurenti,
1768)
Stellio
salvator
Laurenti, 1768
Monitor
nigricans
Cuvier, 1829.
Họ Kì đà Varanidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc
điểm nhận dạng:
Kỳ đà
hoa có cơ thể dài tới 2,5m; cá thể cái có cơ thể nhỏ hơn. Đây là loài thằn lằn
có cỡ lớn nhất thuộc họ
Kì đà
Varanidae
ở nước ta, có đầu thuôn dài, cổ dài, mõm dài và hơi dẹp có hai lỗ mũi hình bầu
dục
ở vị trí gần mõm hơn là gần mắt. Lưỡi dài mảnh, đầu lưỡi chẻ đôi; lưỡi luôn
luôn thò ra thụt vào qua khe miệng như lưỡi rắn. Cơ thể to dài, còn đuôi dẹp
bên, sống đuôi rất rõ. Cá thể
non có lưng màu đen với những vết vàng nhỏ và to hình tròn xếp theo hàng ngang.
Mõm có những vạch ngang rất rõ trên các
vảy môi. Có một đường đen đi từ mắt đến thái dương.
Cá thể trưởng
thành thân có màu nâu vàng lục. Những hoa văn ở cá thể non trở nên ít rõ và càng
khó phân biệt ở những cá thể già.
Sinh học, sinh
thái:
Thường sống ở bờ
sông, bờ suối trung du và miền núi hay các khu
rừng ngập mặn cửa sông ven biển. Chúng ẩn trong khe đá hay các hang hốc dưới
các gốc cây hoặc trong các bờ bụi. Bơi lặn giỏi, có thể lặn lâu tới 20 – 30
phút. Kì đà ăn động vật: cua, ếch, nhái, cá là những con mồi ưa thích. Ngoài ra
chúng còn ăn cả trứng, chim non, thú nhỏ, thằn lằn và côn trùng cỡ lớn. Cá
thể non ăn côn trùng.
Chúng thường bắt mồi vào
ban ngày, sục sạo trong các bờ sông suối, những môi trường nước cạn và trong các
bụi rậm. Bắt mồi bằng cách rình mồi và vồ mồi; đôi khi Kì đà dùng lưỡi đầu chẻ
đôi để đánh hơi theo dấu vết của
con mồi; nếu mồi quá to kì đà thường dùng răng và chi trước để xé mồi. Buổi
trưa những ngày nắng nóng, chúng thường ẩn trong các hang hốc, trong bụi cây gần
nước hoặc ngâm mình trong nước. Bắt đầu hoạt động vào buổi chiều cho tới hoàng
hôn. Sau đó tìm về hang để trú đêm.
Đẻ trứng vào mùa
hè khoảng từ tháng 4, 5 đến tháng 7, 8. Đẻ khoảng 15 tới 20 trứng trong các hang
hốc bên bờ sông hoặc trong các hang hốc trong các bờ bụi gần nước. Trứng có màu
trắng bẩn, thuôn hai đầu, dài khoảng 5 cm.
Phân bố:
Trong nước:
Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Bắc
Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Gia Lai, Kontum, Đồng Nai, Đắk Lắk, Lâm Đồng,
Bình Phước, Bình Thuận, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mâu.
Thế giới:
Ấn Độ, Xri Lanka, Bănglađét, nam Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia,
Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin.
Giá trị:
Kì đà có
kích thước cỡ lớn,
da đẹp, hiền, có giá trị thẩm mỹ được nuôi trong các vườn động vật.
Nếu được phép nuôi thương phẩm trong các trang trại để nhân giống và lấy da, thì có thể dược sử
dụng làm đồ mỹ nghệ có giá trị thương mại cao.
Tình trạng:
Có sự suy giảm
quần thể ít nhất 50% trong quá khứ và hiện tại cùng với sự suy giảm số lượng nơi
cư trú và chất lượng nơi sinh cư do hoạt
động khai thác môi trường trong tự nhiên, đặc biệt do săn bắt và buôn bán
trái phép.
Phân hạng: EN
A1c,d
Biện pháp bảo vệ:
Được xếp vào danh
mục bổ sung thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm (NĐ18-HĐBT) nhóm II B. Để bảo
vệ, cần triệt để cấm săn bắt và buôn bán trái phép. Cần nuôi trong các khu dự
trữ thiên nhiên.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 237.