Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Kỳ đà vân
Tên Latin: Varanus nebulosus
Họ: Kỳ đà Varanidae
Bộ: Có vảy Squamata 
Lớp (nhóm): Bò sát  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    KÌ ĐÀ VÂN

KỲ ĐÀ VÂN

Varanus nebulosus (Gray, 1831)

Monitor nebulosus Gray, 1831

Varanus bengalensis nebulosus Mertens, 1942.

Họ: Kỳ đà Varanidae

Bộ: Có vảy Squamata

Đặc điểm nhận dạng:

Có cơ thể dài tới 2m, kích thước và hình dáng tương tự như Kỳ đà hoa, song đuôi chúng không dẹp bên, lỗ mũi là một khe xiên có vị trí gần mắt hơn đầu mõm, lưng có màu xám hay nâu nhạt với những đốm vàng nhỏ rải rác, các chi có những vết màu đen nhạt nằm theo chiều ngang và có những vân đen, bụng có nhiều vân nâu xám và vàng.

Sinh học, sinh thái:

Sống chủ yếu ở vùng rừng núi, những môi trường khô ráo ít nhiều gắn bó với các vực nước. Chúng ẩn trong những hang sâu dưới những tảng đá hoặc trong đám rễ cây. Một khi Kỳ đà đã lọt vào trong hang thì khó mà có thể lôi chúng ra ngoài, do chúng phình to thân bám chặt lấy thành trong của hang. Chúng bơi giỏi, leo trèo giỏi thường kiếm ăn trên mặt đất hoặc trên cây, ăn côn trùng, thằn lằn, chim và thú nhỏ, đôi khi phá cả tổ chim để ăn trứng và chim non. Gặp nguy hiểm Kỳ đà vân có thể nằm giả chết, ngay cả khi nhấc đuôi lên, chúng vẫn không cử động. Trong mùa sinh sản, các cá thể đực đánh nhau để giành cá thể cái. Vào mùa mưa, Kỳ đà vân đẻ khoảng 24 trứng có vỏ dai vào hố do chúng tự đào rồi dùng mõm để lấp đất lên hố có chứa ổ trứng.

Phân bố

Trong nước: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thế giới: Nam Mianma, Thái Lan, Inđônêxia.

Giá trị:

Cũng như Kỳ đà hoa, kỳ đà vân có giá trị thẩm mỹ nên thường được nuôi trong các vườn động vật để giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên.

Tình trạng:

Có sự suy giảm quần thể khá trầm trọng với sự suy giảm nơi cư trú trong quá khứ cũng như trong hiện tại do hoạt động khai thác tài nguyên môi trường, đặc biệt do săn bắt hoặc buôn bán trái phép.

Phân hạng: EN A1c,d.

Biện pháp bảo vệ:

Được xếp vào danh mục bổ sung thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm theo Nghị định 32-HĐBT, nhóm II B. Để bảo vệ cần triệt để cấm săn bắt và buôn bán trái phép. Cần thiết nuôi trong các khu dự trữ thiên nhiên.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 236.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Kỳ đà vân

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này