RỒNG ĐẤT
RỒNG ĐẤT
Physignathus cocincinus
(Cuvier,
1829)
Physignathus caudicinctus
Barbaur
, 1912
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận
dạng:
Rồng đất (kỳ tôm)
có
chiều dài cơ thể khoảng 240mm, cá thể cái thường có thân và đuôi dẹp bên rõ
rệt. Vảy thân có cỡ đều nhau. Có một mào gáy và một mào lưng nối liền nhau và
kéo dài từ gáy tới đuôi. Mào ở cá thể đực thường cao hơn cá thể cái. Ở mặt trong
đùi có 4 đến 8 lỗ (lỗ trước huyệt hoặc lỗ đùi). Mặt trên thân có màu xanh hay
xanh thẫm, mặt bụng màu trắng. Đuôi có những khúc xám nâu xen kẽ với những khúc
vàng.
Sinh học, sinh thái:
Rồng đất thường
sống ở trung du và miền núi trong các
bụi cây leo bên bờ suối. Cuộc sống của chúng gắn bó với môi trường nước.
Chúng di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất, đôi khi leo lên cây và thường bám vào
các cành cây mọc ngang trên mặt nước, bơi giỏi, song chỉ trong những trường hợp
cần thiết. Ăn
côn trùng, nhiều chân và cả giun đất. Đẻ khoảng 5 - 16 trứng vào một hố cát
giữa các tảng đá bên cạnh vực nước rồi lấp cát lên trong thời gian từ tháng 4 -
8 hàng năm. Mùa đông ẩn trong các hang hốc khô ráo, hoặc trong các bọng cây mục
ẩm.
Phân bố:
Trong nước:
Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hoà Bình, Bắc
Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Hà Tây (Ba Vì), Phú Thọ, Ninh Bình (Cúc
Phương), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,
Quảng Nam, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên
Giang.
Thế giới: Nam Trung
Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Lào, Cămpuchia, Đông Thái Lan.
Giá trị:
Là loài
bò sát cỡ tương đối lớn có mào đẹp nên có giá trị thẩm mỹ, thường được nuôi
trong các vườn động vật để giúp học sinh, sinh viên
tìm hiểu về đời sống sinh thái của chúng.
Tình trạng:
Có sự suy giảm
quần thể ít nhất 20%. Trong quá khứ cũng như trong hiện tại, với sự suy giảm số
lượng nơi cư trú và chất lượng nơi sinh cư do hoạt động khai thác môi trường tự
nhiên, săn bắt và buôn bán trái phép.
Biện
pháp bảo vệ:
Cần cấm
săn bắt, buôn bán. Nuôi rồng đất trong các khu vực
phân bố của chúng để bảo vệ nguồn gen.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 236.