New Page 1
RẮN CẠP NONG ĐẦU ĐỎ
Bungarus flaviceps Reinhardt,
1843
Megaerophis flaviceps
Tirant, 1885
Họ: Rắn hổ Elapidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Loài rắn có kích thước lớn.
Tổng chiều dài 1.850 mm, đuôi dài 220 mm. Lưng có 13 hàng vảy dọc giữa
thân. Một gờ vảy nhô lên ở dãy xương sống rõ từ lưng xuống đuôi. Vảy dưới đuôi
hình khiên, không phân chia, phía trước gần đỉnh tẻ đôi, con đực có 47 - 53 vảy,
con cái có 42 - 54 vảy. Bụng có 220 - 236 vảy ở con đực và 193 - 217 vảy ở con cái.
Phần trên thân màu đen. Có sọc lưng màu vàng cam. Da kẽ vảy màu vàng cam có xuất
hiện sọc dọc. Đầu màu vàng cam. Đuôi và phần sau của thân màu vàng cam. Bụng màu
cam hoặc vàng, đôi khi có viền màu nâu. Thân chắc, đen
bóng, có những đốm nhỏ màu trắng chạy dọc theo sống lưng và hai bên thân. Phần
trắng của bụng mở rộng tới những chiếc vảy đầu tiên trên thân. Phần chót đuôi
màu đỏ.
Sinh học, sinh thái:
Thức ăn chủ yếu của loài này là các loài rắn khác và loài
thằn lằn bóng chân ngắn. Loài rắn kiếm ăn đêm này có nọc độc
thần kinh và khả năng gây chết
người khi bị cắn, nếu không kịp thời cứu chữa. Rắn con chưa
có dữ liệu ghi nhận, nhưng được cho là giống rắn trưởng thành. Rắn cạp nong đầu đỏ rất hiếm này sống ở các vùng rừng rậm có
độ cao độ cao 400m so với mực nước biển
Phân
bố
Việt Nam: Mới chỉ được ghi nhận là tìm thấy ở Núi Dinh thuộc
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nước ngoài: Loài này phân bố ở Tenasserim, bán đảo Ratchaburi
phía Nam Thái Lan, bán đảo Mã Lai, đảo Sumatra, Bangka, phía Tây Mã Lai và
Kalimantan.
Tình trạng:
Số lượng còn rất ít, hiện nay rất khó
gặp loài này ở vùng phân bố của chúng ở núi Dinh thuộc
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cần có kế hoạch điều tra cụ thể và nhanh chóng đưa
loài này vào sách đỏ Việt Nam để quản lý bảo vệ.
Mô tả loài:
Nguyễn Quảng Trường, Phạm Thế Cường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.