Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thổ hoàng liên lùn
Tên Latin: Thalictrum ichangense
Họ: Mao lương Ranunculaceae
Bộ: Mao lương Ranunculales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THỔ HOÀNG LIÊN LÙN

THỔ HOÀNG LIÊN LÙN

Thalictrum ichangense Lecoyer ex Oliv., 1885

Isopyrum multipeltatum Pamp., 1911

Thalictrum multipeltatum Pamp., 1911

Thalictrum tripeltatum Maxim., 1889

Họ: Mao lương Ranunculaceae

Bộ: Mao lương Ranunculales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo, sống nhiều năm, cao 15 - 40 cm. Thân rễ ngắn, bộ rễ chùm phát triển. Lá kép, thường gồm 3 lá chét; cuống lá chung dài 5 - 15 cm hoặc hơn; lá chét có cuống mảnh; phiến hình thuôn hay gần hình trứng, cỡ 1 - 2 x 0,4 - 1cm, mỏng, mép khía răng nông không rõ ràng. Cụm hoa dạng xim tán, mọc ở ngọn hoặc nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, đường kính 0,8 cm; đài 4, không có cánh hoa; nhiều nhị, dài 4 - 5 mm; trên 10 lá noãn (12 - 16). Quả bế, hình thoi nhỏ, có 6 cạnh.

Sinh học, sinh thái:

Mùa hoa tháng 5, quả tháng 6 - 8. Hạt nhỏ, phát tán gần; cây con quan sát được vào tháng 3 - 5. Cây ưa ẩm và chịu bóng; thường gồm một số cá thể mọc gần nhau, bám vào các vách đá dưới tán rừng kín, thuộc vùng núi cao, ở độ cao từ 1.500 - 1.800 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa: núi Hàm Rồng, Ô Quí Hồ và xã Sa Pả).

Nước ngoài: Trung Quốc, Triều Tiên.

Giá trị:

Là nguồn gen hiếm đối với Việt Nam. Toàn bộ thân rễ và rễ dùng làm thuốc thanh nhiệt, chữa phong tê thấp, lở miệng và đau mắt.

Tình trạng:

Sapa (tỉnh Lào Cai) là điểm phân bố duy nhất đã biết ở Việt Nam hiện nay. Tổng diện tích nơi sống không quá 10km2, trong đó điểm mọc ở Ô Quý Hồ bị đe doạ cao bởi nạn phá rừng; có nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo vệ triệt để.

Phân hạng: CR B1 + 2 b,c.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ nguyên trạng vùng vách đá đỉnh núi Hàm Rồng. Không chặt phá và trồng tống quán sủ vào điểm có Thổ hoàng liên lùn ở Ô Quý Hồ. Đã từng thu thập về trồng ở vườn Trại thuốc trại Sapa (Viện Dược liệu) nhưng chưa thành công. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 312.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thổ hoàng liên lùn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này