DẦU SONG NÀNG
DẦU SONG NÀNG
Dipterocarpus dyeri
Pierre in Laness., 1886
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvaceae
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ lớn, cao
30 - 40 cm, đường kính tới 150 cm hay hơn. Thân hình trụ thẳng,
phân cành cao, tán hình cầu. Vỏ bong thành
những mảnh nhỏ. Cành non màu nâu đỏ, có lông màu xám hay đỏ nhạt bao phủ. Lá đơn,
mọc cách hình trái xoan thuôn, dài 5 - 25 cm hay hơn, đỉnh có mũi nhọn,
gốc lá tù hay hơi hình tim; lá non có lông,
nhất là trên các gân và mặt dưới lá; lá già nhẵn ở mặt trên; gân bên 18 - 31 đôi,
mặt dưới hơi mờ; cuống lá 4 - 8 cm. Lá kèm lớn, dài 15 - 20 cm, rộng 2 - 4 cm,
mặt trong màu đỏ nhạt, mặt ngoài có lông.
Cụm hoa hình chùm đơn, có lông, dài 10 - 18
cm, mang 6 - 8
hoa không cuống. Hoa có đài hình ống, có 5
gờ dọc ở phía ngoài; cánh hoa màu hồng, nhẵn, dài 5 cm. Nhị 30. Quả có ống đài,
dài 5,5 cm, rộng 5 cm, với 5 gờ nổi rõ, mang 5 cánh: 2 cánh lớn dài 20 - 23 cm,
rộng 3 - 4 cm.
Sinh học và sinh
thái:
Mùa hoa tháng 6 -
8, có quả tháng 8 - 12. Cây mọc trong các rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới,
ở độ cao dưới 800 m, thường chiếm tầng cao nhất của rừng. Có thể mọc rải rác
cùng với Trai, Sến mủ, Gụ mật hoặc tập trung thành các khu rừng gần thuần loại.
Cây ưa sáng khi già, khi non chịu bóng; tái sinh tốt, đặc biệt dưới các tán rừng
có tàn che nhẹ (0,3 - 0,4).
Phân bố
Trong nước:
Kontum, Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Kiên Giang.
Nước ngoài:
Borneo, Campuchia, Malaya, Myanmar, Thái Lan.
Giá trị.
Loài cây gỗ họ
Dầu Dipterocarpaceae có kích thước lớn nhất
của các tỉnh phía Nam.
Gỗ cứng, khá nặng (tỷ trọng 0,8), có giác
lõi phân biệt; lõi mầu đỏ nâu, dễ chế biến; được dùng để đóng tàu hoặc chế biến
đồ gỗ. Cây cũng cho loại nhựa dầu như Dầu rái, dùng trong kỹ nghệ sơn hay đóng
tàu.
Tình trạng:
Nơi cư trú đang
bị tàn phá và thu hẹp, cây bị khai thác mạnh, có xu hướng bị tiêu diệt ở từng
vùng lớn.
Phân hạng:
VU A1c,d + 2c, d
Biện pháp bảo vệ:
Đã được bảo vệ ở
Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai),
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Phú
Quốc (Kiên Giang)
Tài liệu dẫn:
Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 168.