LÒNG MANG CỤT
LÒNG MANG LÁ ĐA DẠNG
Pterospermum diversifolium
Blume, 1825
Dombeya
diversifolia
(Blume) Spreng., 1827
Pterospermadendron diversifolium
(Blume) Kuntze, 1891
Họ: Trôm Sterculiaceae
Bộ:
Bông Malvales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây cao 8 - 22 m,
đường kính 30 - 80 cm, vỏ màu xám nhạt. Thịt vỏ màu vàng nâu nhạt, lớp ngoài
cùng có lẫn các sợi nâu dài, Cành non
nhiều lông màu hung
nâu. Lá đơn nguyên mọc cách, lá trưởng thành thường hình trứng cụt đầu, dài 10 -
17 cm, rộng 5 - 8 cm, đầu lõm tạo thành 3 đỉnh nông, 4 - 6 đôi gân bên. Cuống lá
mập, dài 0,7 - 0,9 cm, phủ lông mịn. Lá kèm dài 6 - 8mm, xẻ chân vịt thành 5 sợi.
Lá của cây hoặc cành tái sinh chồi có dạng xẻ 3 - 7 thùy chân vịt, 5 - 9 gân gốc.
Hoa
lưỡng tính, đơn độc
ở kẽ lá, màu nâu vàng. Cánh đài 5 hình dải hơi hợp ở gốc, màu nâu nhạt khi nở
uốn cong ra ngoà, đôi khi bị xẻ tách đôi. Cánh tràng 5 mỏng màu nâu hơi trong,
đầu và gốc thót lại. Nhị nhiều dài tới đỉnh cánh hoa, 5 nhị lép. Bầu có lông, 5
cạnh, mặt lõm;
quả nang hóa gỗ lớn,
5 cạnh dài 9 - 14 cm, rộng 7 - 9 cm, mở thành 5 mảnh với các mặt lõm, vỏ màu nâu
vàng, phủ lông hình sao. Hạt có cánh mỏng màu nâu nhạt.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc ở nhiều
tỉnh miền Trung cho tới miền Nam bộ... Trên nhiều loại đất khác nhau, trong rừng
thứ sinh và rừng phục hồi ở độ cao đến 800m. Cây ưa sáng, tái sinh hạt tốt.
Phân bố:
Trong nước: Loài
thực vật thuộc
Họ Trôm Sterculiaceae
này phân bố ở các tình Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Nước ngoài:
Borneo, Campuchia, Ấn Độ, Jawa, Lào, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar,
Philippines, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ thớ thô, màu
vàng nhạt, có thể đóng đồ đạc thông thường và xẻ ván. Vỏ cây có tanin.
Mô
tả loài:
Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.