CẨM LIÊN
CẨM
LIÊN
Shorea siamensis
Miq., 1864
Penta cme siamensis
(Miq.) Kurz, 1870
Penta cme suavis
var.
siamensis (Miq.) Smitinand, 1954
Vateria siamensis
(Miq.) Burck, 1887
Họ:
Dầu Dipterocarpaceae
Bộ:
Bông Malvales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây rụng lá, thân
thẳng, cao 10 - 30 m, đường kính 80 cm. Tán hình cầu, vỏ màu đen, nứt sâu, dày
1,5 cm, thịt màu đỏ. Lá đơn nguyên mọc cách, hình trái xoan, hay hình trứng
thuôn, mũi tù hay nhọn ờ đỉnh, gốc thường hình tim, dài 11 - 22 cm, rộng 7 - 16
cm, mặt trên sáng và nhẵn. Gân bên 10 - 15 đôi. Cuống mảnh, dài 2 - 4 cm, nhẵn
hay nháp.
Lá kèm lớn. Cụm
hoa chùm dài 7 - 9mm, ở nách
lá hay tận cùng. Cánh đài màu đỏ, hình trái xoan thuôn, lõm và phình ở gốc, hẹp
ở đỉnh, dài 4 - 6mm. Mặt ngoài có lông. Cánh tràng màu vàng nhạt, hình trái xoan,
mặt ngoài có lông. Nhị 15 xếp 2 vòng. Bầu và vòi nhẵn. Quả hình trứng nhọn, dài
16 mm, có 5 cánh, 2 cánh nhỏ dài 6 - 7 cm; 3 cánh lớn dài 9 - 10 cm, rộng 15 mm.
Sinh học, sinh thái:
Cây mọc chủ yếu
trong các rừng thưa
rừng khộp, mọc thuần loại hoặc mọc
lẫn. Cây khô chịu hạn phân bố trên cát đất nông, khô, xương xẩu và nhiều đá nổi.
Cây rụng lá vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Hoa tháng 3 trước khi ra lá non. Quả
thàng 4 - 5
Phân bố:
Trong nước: Cây
phân bố gần khắp các tỉnh phía Nam, nhưng tập trung nhất ở Gia Lai, Kontum, Đắc
Lắc, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Sông Bé, Tây Ninh,
Bình Long, Phước Long.
Nước ngoài:
Campuchia, Lào, Malaya, Myanmar, Thái Lan.
Công dụng:
Gỗ dác lõi phân
biệt. Dác đỏ nhạt,
lõi đỏ nâu, Tỷ trọng 1, 02 rất cứng và nặng.
Dùng nhiều trong xây dựng, lâu, bền.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 162.