XẠ ĐEN
XẠ ĐEN
Celastrus hindsii Benth,
1851
Celastrus
approximatus Craib, 1926
Celastrus
axillaris Ridl., 1923
Flueggea serrata
Miq., 1859
Họ:
Dây gối Celastraceae
Bộ:
Dây gối Celastrales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây bụi leo
thường xanh; nhanh non tròn tròn, không lông;
lá mọc so le, phiếu bầu dục xoan ngược, dài
7 - 12cm, rộng 3 - 5cm, gân phụ 7 cặp, mép lá có răng thấp; cuống 5 - 7cm. Chùm
hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5 - 10mm, cuống hoa 2 - 4mm, hoa mẫu 5, cánh hoa
trắng. Hoa cái có bầu 3 ô,
quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nở thành 3
mảnh; hạt có áo hạt màu hồng.
Sinh học, sinh
thái:
thường gặp trong
rừng thường xanh núi cao ở độ cao 1.000 -
1.500m. Cây ưa sáng, ưa đất tốt ẩm, tái sinh hạt, tái sinh chồi rất tốt. Mùa hoa
tháng 3 - 5, quả tháng 8 - 12.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng
Ninh, Hà Nội, Hòa Bình, Nam Hà, Ninh Bình qua Thừa Thiên - Huế tới Gia Lai.
Nước ngoài: Ấn Độ,
Trung Quốc, Bangladesh, Borneo, Đông Himalaya, Hải Nam, Jawa, Malaysia, Maluku,
Marianas, Myanmar, Ogasawara-shoto, Sulawesi, Sumatera, Đài Loan, Thái Lan,
Tibet.
Công dụng:
Ở Vân Nam (Trung
Quốc), cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh viêm gan bệnh lậu. Mới
đây các nghiên cứu đã phát hiện loài thực vật này có khả năng chữa được bệnh ung
thư và giải độc rất tốt nên hiện giờ được trồng ở nhiều nơi và làm thành thuốc
uống dạng trà túi lọc để chữa bệnh.
Xạ đen có tác dụng chữa bệnh như
thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm,
mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố. Theo đông y cây Xạ đen có vị đắng chát,
tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm,
giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 1127.