THÔNG ĐỎ LÁ DÀI
THÔNG ĐỎ LÁ DÀI
Taxus wallichiana
Zucc. 1843
Taxus baccata
subsp. wallichiana (Zucc.) Pilg. 1903
Cephalotaxus
celebica
Warb., 1900
Cephalotaxus
mannii
E.Pritz. ex Diels, 1900
Cephalotaxus
sumatrana
Miq., 1858
Podocarpus
celebicus
Hemsl., 1896
Họ: Thủy tùng Taxaceae
Bộ:
Thủy tùng Taxales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỡ cao
tới 20 m, đường kính thân 40 - 50 cm, thường xanh. Lá mọc xoắn ốc, xếp thành
hai dãy do gốc lá bị vặn, hình dải, hơi cong hình chữ S, dài 2,5 - 4 cm, rộng 2
- 3 mm, thót dần, nhọn ở hai đầu. Cây khác gốc. Nón đực hình chuỳ, đơn độc ở
nách lá. Nón cái đơn độc trên đỉnh của cành ngắn tại một bên của trục hoa, gốc
đỡ bởi vỏ hạt giả. Hạt hình trứng, nằm trong vỏ hạt giả khi chín mọng nước màu
đỏ tươi, có cạnh, dài khoảng 6 - 7 mm. Loài
này phân biệt với Thông đỏ bắc (Taxus chinensis) bởi lá cong hình chữ S
và dài hơn.
Sinh học, sinh
thái:
Nón xuất hiện
tháng 2 - 4, chín vào tháng 8 - 12. Tái sinh bằng hạt và giâm cành. Mọc
rải rác trong rừng rậm thường xanh cây lá rộng mưa mùa nhiệt đới trên đá granít,
gần khe mối, ở độ cao 1.400 - 1.500 m.
Phân bố:
Trong nước: Lâm
Đồng (Đà Lạt, Đơn Dương, Lạc Dương). Có khả năng còn sót lại ở Khánh Hoà.
Nước ngoài: Trung
Quốc, Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Indonesia, Philippin.
Giá trị:
Gỗ tốt, vỏ thân
chứa hoạt chất sinh học Taxine đang được nghiên cứu sản xuất thuốc chữa
bệnh ung thư.
Tình trạng:
Loài phân bố hẹp,
đang bị đe doạ tuyệt chủng do nạn phá rừng và khai thác để phục vụ cho nghiên
cứu sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư. Số cá thể trưởng thành gặp trong tự nhiên
rất ít.
Phân hạng: VU
A1a,c
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
“hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật
rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006
của Chính phủ để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Cần bảo vệ tại các điểm phân bố đã biết, đặc biệt ở Vườn quốc gia Bì Đúp - Núi
Bà. Nghiên cứu nhằm mục đích cho việc trồng để chủ động nguồn nguyên liệu phục
vụ cho nghiên cứu làm thuốc và bảo tồn ngoại vi (Ex situ).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 509.