Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nấm kèn
Tên Latin: Cantharellus cibarius
Họ: Nấm cantarê Cantharellaceae
Bộ: Nấm lỗ Aphyllophorales 
Lớp (nhóm): Nấm  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NẤM KÈN

NẤM KÈN

Cantharellus cibarius Fr. 1821

Agaricus cantharellus L. 1753

Họ: Nấm cantarê Cantharellaceae

Bộ: Nấm lỗ Aphyllophorales

Đặc điểm nhận dạng:

Mũ nấm có đường kính từ 3 - 9 cm, cao 4 - 12 cm, hình loa kèn đặc, chất thịt, mầu vàng tươi, vàng lòng đỏ trứng đến nâu vàng nhạt ở trung tâm. Mép mũ lượn sóng. Bào tầng dạng gân, phân nhánh như nếp gấp và men xuống tới phần gốc cuống. Cuống nấm ở giữa, dài 3 - 6cm, dày 7 - 12 mm, hình trụ, phần gốc hơi thót lại và có dạng dễ giả (Pseudorhiza), bụi bào tử màu vàng tối. Bào tử hình bầu dục, cỡ 8 - 10 x 4 - 5 mm, nhẵn, trong mờ hoặc hơi vàng nhạt, không dạng tinh bột, có giọt dầu. Đảm hình chuỳ, kích thước 28 - 35 x6 - 7 mm. Không có liệt vào. Sợi nấm có khoá.

Sinh học, sinh thái:

Nấm thường mọc thành đám, tháng 4 - 9, trên đất rừng.

Phân bố:

Trong nước: Ninh Bình (Cúc Phương), Lâm Đồng (Đà Lạt)

Nước ngoài: Trung Quốc, L. B. Nga, Hungari, Philippin, Bắc Mỹ.

Giá trị:

Đây là loài nấm ăn ngon, nên từ lâu đã được người dân ở Châu Âu thu hái dùng làm thực phẩm. Năm 1971, tác giả và đồng nghiệp đã trực tiếp thu mẫu và ăn tại Cúc Phương (Ninh Bình). Theo Bi Zhishu, Zeng Guoyang and Li Taihui, 1993 loài này còn dùng trong y học.

Tình trạng:

Ở Việt Nam, loài phân bố không rộng, rất ít lần gặp lại, vì vậy có thể bị tuyệt chủng do môi trường sống bị thu hẹp.

Phân hạng: EN Ala,c, C1.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Cần đưa vào đối tượng bảo vệ của Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 459.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nấm kèn

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này