Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thiết sam đông bắc
Tên Latin: Tsuga chinensis
Họ: Thông Pinaceae
Bộ: Thông Pinales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Internet  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THIẾT SAM ĐÔNG BẮC

THIẾT SAM ĐÔNG BẮC

Tsuga chinensis (Franch.) Pritz. ex Diels, 1901

Abies chinensis Franch., 1899

Tsuga dumosa var. chinensis ( Franch.) Pritz., 1900

Họ: Thông Pinaceae

Bộ: Thông Pinales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ, cao đến 20 m với đư­ờng kính thân đến hơn 0,7 - 0,8 m; vỏ màu xám đen, nứt dọc; tán lá hình tháp; cành vàng nâu hoặc vàng xám, sau đó chuyển màu vàng xám, xám hoặc nâu xám ở năm thứ 2 hoặc 3, mềm, có lông. Lá đính như răng lược trên cành, hình dải, dài 1,2 - 2,7 cm, rộng 2 - 3 mm, mặt dưới có dải lỗ khí màu xanh xám; mép nguyên; đỉnh tù, nguyên hoặc khía đôi. Nón cái màu xanh tươi, khi chín màu vàng xanh xám hoặc xanh nâu, hình trứng thuôn tới hình trụ hoặc trứng ngược thuôn, cao 1,5 - 3 cm, rộng 1,2 - 2,5 cm. Vảy hạt ở phần giữa nón xếp xít nhau, hình vuông gần tròn hoặc trứng - gần 5 cạnh hoặc tròn, đường kính 0,8 - 1,1 cm, đỉnh tròn hay gần cụt. Lá vảy hình nêm tròn đầu. Hạt 7 - 9 mm (kể cả cánh).

Sinh học, sinh thái:

Nón hình thành vào tháng 3 - 4, hạt chín và phát tán vào các tháng 9 - 10. Sự tái sinh bằng hạt bình thư­ờng. Cây trung sinh và ư­a sáng, mọc rải rác hoặc ưu thế trong rừng, trên đường đỉnh và đỉnh núi đá vôi, ở độ cao cao hơn Thiết sam giả lá ngắn (Pseudotsuga brevifolia), khoảng 1.000 m và kết thúc ở 1.500 m; không chịu được lửa rừng.

Phân bố:

Trong nước: Hà Giang ( Đồng Văn: Tài Phìn Tủng, Hố Quáng Phìn, Tà Xá; Mèo Vạc: Sung Chang, Lu Lu Phìn; Yên Minh: Lao Và Chải ), Cao Bằng (Nguyên Bình: Yên Lạc). Các quần chủng của loài này ở Việt Nam chuẩn, var. chinensis. Theo dự đoán rất có khả năng gặp ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và Tuyên Quang.

Thế giới: Phân bố từ Đài Loan và miền Trung Trung Quốc xuống đến miền Nam, trong đó có 3 tỉnh giáp với Việt Nam là Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông.

Giá trị:

Đây là loài thuộc yếu tố Đông Á. Gỗ có thớ mịn, màu trắng ngà, hơi thơm, không bị mối mọt, dễ gia công chế biến, nên rất được ­ưa chuộng để đóng đồ dùng gia đình.

Tình trạng:

Loài có khu phân bố hẹp, lại bị dân địa phương khai thác gỗ mạnh và lửa rừng tàn phá. Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng đe doạ tuyệt chủng.

Phân hạng: VU A1a,c, B1+ 2b,c

Biện pháp bảo vệ:

Cần bảo vệ nghiêm ngặt tại các khu phân bố đã phát hiện, điều tra nghiên cứu thêm để xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên loài tại các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 527.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thiết sam đông bắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này