Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thông lá dẹp
Tên Latin: Pinus krempfii
Họ: Thông Pinaceae
Bộ: Thông Pinales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THÔNG LÁ GIẸP

THÔNG LÁ DẸP

Pinus krempfii Lecomte, 1921

Ducampopinus krempfii (Lecomte) A. Chev, 1944

Pinus krempfii var. poilanei Lecomte, 1924

Họ: Thông Pinaceae

Bộ: Thông Pinales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ to, có tán hình ô, cao 30 - 35 m, đường kính thân đến 0,7 m, cá biệt có khi đến gần 2m. Gốc có bạnh vè. vỏ cây già màu nâu hồng, bong thành mảng không đều, có nhựa. Mỗi cành ngắn mang 2 lá. Tất cả đều tập trung thành túm nhỏ ở đầu cành. Đặc điểm đặc trưng nhất lá lá hình dải mác nhọn đầu. Lá cành non dài 10 - 16 cm, rộng 6 mm, to hơn lá của cành trưởng thành, dài 4 - 7 cm, rộng 2 - 4 mm. Nón đơn tính, nón đực hình trụ, nón cái mọc đơn độc, hướng xuống dưới, hình trứng, dài 4 - 9 cm, rộng 3 - 8 cm. Khi chín các vảy nón không mở hết đến gốc như thông hai lá hoặc thông ba lá. Mái vảy lồi, hình thoi với một dường ngang lồi ở giữa, có mào hơi lồi. Hạt nhỏ, hình bầu dài, có cánh tròn ở đầu, ất cả dài 2,5 cm.

Sinh học, sinh thái:

Nón xuất hiện vào tháng 4 - 5, hạt chín áo tháng 7 - 10. Trong rừng nguyên sinh có độ tán che lớn (0,8) và đất có tầng mùn dày ở trên sườn và đỉnh đông hầu như không gặp cây tái sinh, cá biệt chỉ gặp 1 - 2 cây mạ ở cách gốc cây mẹ 20m nơi cây gỗ lớn mới đổ và ở những rừng hỗn giao có độ che khá lớn (0,6 - 0,8) thông lá giẹp cũng tái sinh kém. Nhưng nơi trồng có tầng mùm mỏng, độ ẩm cao, lại gặp rất nhiều cây mạ. Điều này chứng tỏ cây mạ đòi hỏi có nhiều ánh sáng. Mọc thành đám nhỏ, ít khi đơn độc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở núi thấp và núi trung bình, hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ở độ cao từ 1000 - 2000 m, tập trung nhất ở 1200 - 1800 m. Điều kiện đất đai, đất có tầng mùn dày 20 - 40 cm, màu nâu đen. Ở ven suối, thông lá giẹp thường mọc chung với Thông nàng Podocarpus imbricatus, Thông tre Podocarpus neriifolius, Hồi núi Illicium griffithii... Trên các sườn và dông núi các loài mọc chung là các loài Quercus clioclada, Lithocarpus truncata, Castanopsis sp. (Họ Giẻ Fagaceae), một số loài thuộc chi Cryptocarya (Họ Long não Lauraceae), loài Illicium sp (Họ Hồi Illiciaceae),. Thường chiếm tầng cao nhất của tán rừng.

Phân bố:

Trong nước: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới chỉ gặp ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Khánh Hoà (Ninh Hòa: núi Vọng Phu), Lâm Đồng (Lạc Dương: suối Vàng, Đơn Dương; đèo Ngoạn Mục).

Nước ngoài: Không có.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo nhất ở Việt Nam với lá hình dải mác chứ không hình kim như các loài thông khác. Đó là một loài cây được nhiều nhà thực vật học trong nước và nước ngoài quan tâm. Gỗ mềm, ít nhựa, màu từ trắng đến vàng nhạt, nhẹ, có nhiều đặc tính kỹ thuật tốt có thể sử dụng như gỗ thông ba lá.

Tình trạng:

Loài hiếm. Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do thu hẹp môi trường sống vì khai thác rừng.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ tuyệt đối trong tự nhiên ở khu rừng cấm Cổng Trời (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), là nơi thông lá giẹp mọc tập trung nhất. Cần gấp rút thu thập cây sống để trồng trong các vườn thực vật.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2016 - phần thực vật - trang 410.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thông lá dẹp

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này