VÂN SAM FANSIPAN
VÂN SAM FANSIPAN
Abies delavayi
Franch., 1899
Abies delavayi
subsp. fansipanensis
(Q.P. Xiang & al.) Rushforth, 1999
Abies delavayi
var. nukiangensis (W. C. Cheng & L.
K. Fu) Farjon & Silba, 1990
Abies
fansipanensis
Q.P. Xiang & al.,
1997
Họ: Thông Pinaceae
Bộ:
Thông Pinales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ to, cao
tới 30 m, vỏ nâu xám; cành nhẵn hay có lông màu vàng nâu, vết lá rụng ít lồi.
Chồi đông hình trứng tới hình nón, màu đỏ nâu xanh, có nhựa trong, dài khoảng 8
mm được vẩy bao bọc. Lá mọc xoắn ốc, dày, dựng thẳng, hình dải, dài 1 - 3 cm,
rộng khoảng 1 mm, đỉnh hơi lõm, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới có 2 dải lỗ khí
màu trắng mốc; mép hơi có răng cưa và cuộn xuống dưới. Nón cái gần không cuống,
từ hình trứng đến hình trụ ngắn, đầu tròn, dài khoảng 8 cm, đường kính 4 cm, khi
chín màu vàng nâu mang nhiều vảy hạt; vảy hạt ở phần giữa nón hình tam giác
ngược hay hình quạt, dài 1,6 - 1,7 cm, rộng 2,3 - 2,4 cm, tròn ở đầu, mép hơi
gợn sóng; lá vảy áp sát vào mặt ngoài (abaxial) của vẩy hạt, cao chỉ bằng nửa
chiều cao của vảy, hình tim có đuôi, đầu lõm với một mũi nhọn dài 1 cm. Hạt 2 ở
mỗi vảy, gần tam giác, dài 1,2 - 1,6 cm kể cả cánh; cánh màu nâu đỏ hoặc nâu đen,
gốc hình nêm, đầu cụt.
Sinh học, sinh
thái:
Nón xuất hiện
tháng 4 - 5, hạt chín vào tháng 12. Gặp rải rác ở độ cao 2.600 m, trong
rừng cây lá rộng thường xanh mây mù, có khi sót lại sau lửa rừng, mọc xen với
loài Trúc lùn.
Phân bố:
Trong nước: Mới
thấy ở Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên)
Nước ngoài: Trung
Nam Trung Quốc, Đông Himalaya, Myanmar
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và độc đáo
ở Việt Nam, có giá trị khoa học và bảo tồn. Gỗ mềm, dùng đóng đồ dùng thông thường.
Tình trạng:
Tuy là loài hiếm,
số cá thể không nhiều, song lại mọc nơi hiểm trở, và cao của Vườn quốc gia Hoàng
Liên, nên nguy cơ bị đe doạ cao. Nếu không có biện pháp
bảo vệ nguy cơ tuyệt chủng rất lớn..
Phân hạng: VU
A1a,b
Biện pháp bảo
vệ:
Loài đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
"hiếm" (Bậc R) (Abies delavayi var. nukiangensis) và
Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý
hiếm (nhóm 1) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để
nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Cần bảo vệ trong
dãy núi Hoàng Liên, kết hợp với loài Bách tán đài loan kín
Taiwania
cryptomerioides ở độ cao 2.000 m để thành lập
Khu bảo tồn loài.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 520.