DÓ GIẤY
DÓ GIẤY
Rhamnoneuron balansae (Drake) Gilg,
1894
Wikstroemia balansae Drake, 1889
Daphne balansae (Drake) Halda, 1999
Daphne rubriflora (C.Y.Wu ex S.C.Huang) Halda, 1999
Rhamnoneuron rubriflorum C.Y. Wu ex S.C. Huang, 1985
Họ: Trầm Thymelaeaceae
Bộ: Trầm Thymelaeales
Đặc điểm
nhận dạng:
Cây gỗ nhỏ,
cao 8 - 12 m, với đường kính thân ít khi đến 0,2 m. Cành non phủ đầy lông. Lá mọc
cách;
phiến lá hình trứng - thuôn, dài 10 - 20 cm, rộng 3 - 3,5 cm, tròn, đôi khi
không đối xứng ở gốc, thót nhọn ở đầu, mỏng, nhẵn ở mặt trên có lông ngắn và nằm
ở mặt dưới, có 20 - 25 đôi gân, bậc hai gần như song song; cuống lá dài 3 - 4 mm, có lông và có cánh. Cụm hoa ở đầu cành là chùy thưa dài hơn lá, có lông.
Cụm hoa
đơn vị là tán, gồm 4 hoa không cuống, khi non được bao bởi hai lá bắc tổng bao
dài 6 - 7 mm, có lông len. Hoa màu trắng,
lưỡng tính, thơm. ống đài dài 1 cm, hơi loe ở giữa, phủ đầy lông ở ngoài,
nhẵn, ở trong mang 4 lá đài trên đầu. Lá đài hình trứng, to nhỏ không bằng nhau,
dài 2 mm, có lông ở mặt ngoài. Nhị 8, xếp thành hai vòng không dài bằng nhau. Đĩa
tuyến mật cao 1,5 - 2 mm, hình chén mỏng, mép lượn sóng. Bầu hơi có cuống, phủ
đầy lông; vòi ngắn; núm to, gần hình bán cầu. Quả khô không tự nở, hình trứng,
dài 7 mm; vỏ quả ngoài mỏng, phủ đầy lông màu vàng nhạt. Hạt hình thoi, dài 6 mm,
rộng 1,7 mm.
Sinh học,
sinh thái:
Thường mọc ở ven suối ẩm, nơi có
ít ánh sáng, ngoài cửa rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao không
quá 1.200m. Mùa hoa tháng 11 - 6, mùa quả chín tháng 3 - 10. Cây tái sinh
chủ yếu bằng hạt.
Phân bố:
Trong nước:
Lai Châu (Phong Thổ: San Tan Ngai), Yên Bái (Trấn Yên: Trái Hút), Vĩnh Phú (Phú
Thọ: Phú Hộ), Lạng Sơn (Bắc Sơn), Hà Tây (Ba Vì), Hòa Bình (Đà Bắc: Núi Biện),
Quảng Ninh (Quảng Hà: Hà Cối, Tiên Yên), Nam Hà (Ban Phet), Quảng Nam - Đà Nẵng
(Trà My), có trồng ở vài nơi.
Nước ngoài:
Nam Trung Quốc, Lào.
Giá trị:
Nguồn gen
độc đáo. Loài duy nhất của chi Rhamnoneuron đặc hữu Nam Trung Quốc và Bắc
Việt Nam. Vỏ thân có nhiều sợi dai, dùng làm gậy tốt.
Tình trạng:
Sẽ nguy
cấp. Mặc dù loài phân bố khá rộng nhưng có số lượng cá thể không nhiều và
sắp bị đe dọa tuyệt chủng vì môi trường sống bị phá hủy. Mức độ đe doạ: Bậc
V.
Đề nghị
biện pháp bảo vệ:
Là đối tượng bảo vệ của
Vườn
quốc gia Ba Vì, Vườn quốc gia Xuân Sơn. Cần duy trì và mở rộng việc trồng trọt để lấy nguyên liệu sản
xuất một số loại giấy cao cấp.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2000 - phần thực vật - trang 235.