NƯA CHÂN VịT
NƯA CHÂN VịT
Tacca palmata
Blume, 1827
Tacca
angustilobata
Merr., 1926
Tacca elmeri
K.Krause, 1914
Tacca fatsiifolia
Warb. ex H.Limpr., 1928
Tacca montana
Schult. & Schult.f., 1829
Họ:
Râu hùm Taccaceae
Bộ:
Râu hùm Taccales
Đặc
điểm nhận dạng:
Cỏ
nhiều năm, cao 30 - 40 cm, có củ hình cầu hoặc hình bầu dục rộng (đường kính đạt
tới 1,5 - 3 cm), mang 1 - 3(5) lá có cuống dài; phiến lá xẻ thuỳ chân vịt thành
4 - 8 thuỳ. Cụm hoa 1(2) dạng tán, ở trên cuống dài bằng cuống lá (cỡ 30 - 40
cm), chứa khoảng 10 hoa. Lá bắc tổng bao 4, dạng lá với gân hình chân vịt, xếp
chéo chữ thập thành 2 vòng; 2 chiếc vòng ngoài gần hình bầu dục nhọn đầu; 2
chiếc vòng trong hình thoi và có cuống rõ. Hoa nhỏ, màu xanh hoặc màu nâu tím;
không có các lá bắc hình sợi (không có râu). Cuống hoa dài 1 - 2 cm. Bao hoa hợp
nhau ở gốc, đỉnh xẻ thành 6 thuỳ, trong đó có 3 thuỳ vòng ngoài hình mắt chim
nhọn đầu, 3 thuỳ vòng trong dài hơn và xẻ đôi ở đỉnh. Nhị 6, đính đối diện với
các thuỳ của bao hoa. Bầu 1 ô với 3 giá noãn bên, chứa nhiều noãn. Quả nạc, hình
cầu, đường kính tới 1 cm, chứa chừng 10 hạt.
Sinh học, sinh thái:
Ra
hoa tháng 7 - 9. Mọc rải rác ven rừng, trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi, nơi
ẩm, nhiều mùn, trong rừng Tre nứa, ven suối, ở độ cao dưới 200 m. Cây tái sinh
bằng hạt hoặc bằng củ.
Phân bố:
Trong nước: Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu).
Nước ngoài: Ấn Độ, Borneo, Campuchia, Đảo Caroline, Jawa, Đảo Sunda Nhỏ, Malaya,
Maluku, New Guinea, Philippines, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan.
Giá
trị:
Nguồn gen độc đáo. Củ dùng làm thuốc điều hoà kinh nguyệt, chữa rắn độc cắn.
Tình trạng:
Loài bị khai thác để làm thuốc; môi trường sống bị xâm hại.
Phân hạng: VU
A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R).
Bảo vệ những cây còn sót lại ở Côn Đảo và Thổ Chu.
Tài liệu dẫn: Sách
đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật
-
trang 487.